Chúng ta phải làm gì trước tình hình thời tiết thiên tai năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19
Hiện tại,
ENSO đang ở trạng thái La Nina với chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực
NINO 3.4 thấp hơn so với trung bình -1,10C. Dự báo nhiệt độ mặt nước
biển tại khu vực trung tâm Thái Bình Dương (khu vực NINO 3.4) tiếp tục lạnh và vẫn
ở trạng thái La Nina vào tháng cuối năm 2020 và kéo dài đến tháng 3/2021 với xác
suất xảy ra khoảng 95% sau đó có xu hướng giảm dần và có khả năng chuyển dần
sang trạng thái trung tính vào mùa hè năm 2021. Tháng 12/2020 và các tháng đầu năm 2021 (tháng 1, 2)
tổng lượng mưa sẽ cao hơn TBNN từ 50 - 100mm, nhất là các tỉnh ven biển Nam Bộ.
Mưa trái mùa: Các đợt mưa lớn trái mùa xuất hiện từ
giữa tháng 12/2020 đến tháng 02/2021. Từ tháng 01-03/2021 do nhiều khả năng
xuất hiện mưa trái mùa nên tổng lượng mưa cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN), tổng
lượng mưa tháng phổ biến từ 20-50mm. Tháng 4, 5/2021, tổng lượng mưa cao hơn từ
20-35% so với TBNN. Tháng 6/2021, tổng lượng mưa xấp xỉ so với TBNN cùng thời
kỳ.
Nắng nóng: Nhiệt độ trung bình trong 3 tháng
tới xấp xỉ TBNN. Do tác động của không khí lạnh khuếch tán sâu xuống phía nam
nên một số ngày xuất hiện nhiệt độ thấp, nhất là các tỉnh miền Đông như Bình
Thuận, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương có thể nhiệt độ xuống dưới 170C,
ban ngày trời nắng, từ tháng 2 nhiệt độ tăng dần, một số ngày có nắng nóng với
mức nhiệt cao nhất ngày 35-360C.
Hạn hán, xâm nhập mặn: Các tháng cuối năm 2020 và đầu năm
2021, mực nước đầu nguồn các sông chịu ảnh hưởng mạnh của thủy triều. Xâm nhập
mặn ở mức cao hơn TBNN, nhưng không nghiêm trọng như mùa khô năm 2019-2020; xâm
nhập mặn có xu thế gia tăng bắt đầu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, dân
sinh từ tháng 01/2021; các đợt xâm nhập mặn cao nhất ở vùng cửa sông khả năng
tập trung trong tháng tháng 02 (từ 10-15/02, từ 26/02-02/3), tháng 3 (từ
12-16/3, từ 25-29/3). Nhận định tình hình khô hạn: Nguy cơ hạn với xác suất xảy
ra khoảng 30-40%. Tình hình xâm nhập mặn phụ thuộc vào nguồn nước từ thượng
nguồn các sông và còn biến động trong thời gian tới. Các địa phương ở vùng Đồng
bằng cần cập nhật kịp thời các thông tin dự báo khí tượng thủy văn và có các
biện pháp chủ động phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn.
Tình
hình hạn hán, thiếu nước và xâm nhập mặn mùa khô năm 2020
Triều cường: Từ cuối tháng 12/2020 đến tháng 6/2021,
khu vực ven biển còn xuất hiện 4 đợt triều cường cao vào các ngày 13-17/12/2020,
13-16/01/2021, 01-03/3/2021; 30/3-01/4/2021. Trong trường hợp trùng với kỳ hoạt
động mạnh của gió mùa Đông Bắc sẽ gây ngập lụt, sạt lở cho khu vực trũng, thấp
ven biển. Các tháng cuối năm 2021 còn 6-7 đợt triều cường.
Không khí lạnh (KKL): Từ tháng
10/2020 đến nửa đầu tháng 12/2020 đã xảy ra 11 đợt KKL, bao gồm cả những đợt
KKL tăng cường. Nửa đầu tháng 12/2020, KKL có cường độ mạnh làm nhiệt độ giảm
sâu, các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ trời trở lạnh và kéo dài từ nay cho đến
hết tháng 02/2021. Gió Đông Bắc trên biển nhiều ngày cấp 6 - 7, giật cấp 8, cấp
9, biển động đến động mạnh.
Về bão và ATNĐ: Cuối tháng 12/2020 và tháng 01/2021
khả năng vẫn còn xuất hiện 1 - 2 XTNĐ hoạt động trên Biển Đông nhưng ít có khả
năng ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền. Năm 2021 khả năng số lượng bão và ATNĐ
tương đương với TBNN, tức khoảng 10-12 cơn. Đề phòng gió mạnh trên biển do tác
động của KKL trên khu vực phía Bắc và Giữa Biển Đông vào các tháng chính của
mùa Đông năm 2020-2021 và do hoạt động của XTNĐ vào đầu mùa hè năm 2021.
Tình hình triển khai công tác chủ
động phòng ngừa, ứng phó
Ngày 01/9/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban
hành Chỉ thị 35 về Triển khai một số biện pháp cấp bách để chủ động ứng phó
thiên tai; Ngày 11/9/2020, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 36 về chủ động triển khai các biện pháp
ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong
mùa khô 2020-2021.
Với mỗi cấp độ rủi ro thiên tai, Chính phủ đã
phân cấp trách nhiệm chỉ đạo điều hành ứng phó. Tuy vậy, dù cấp độ thiên tai
nào thì việc chỉ đạo thực hiện cơ chế phối hợp và phát huy tốt phương châm “bốn
tại chỗ” cũng được đặt lên hàng đầu. Vì khi thiên tai xảy ra, việc chuẩn bị tốt
phương châm này sẽ giúp địa phương và người dân xử lý bước đầu, không bị động,
bất ngờ khi chưa nhận được sự chi viện, giúp đỡ từ các lực lượng chuyên trách,
để nhanh chóng ổn định cuộc sống.
Ban Chỉ đạo Trung
ương về Phòng chống thiên tai đã chỉ đạo các Bộ, ngành và cấp ở địa phương xây
dựng Kế hoạch Phòng chống thiên tai giai đoạn 5 năm 2021 - 2025 gắn với lồng
ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, và
hàng năm thực hiện rà soát, cập nhật bổ sung.
Kế thừa kinh
nghiệm và kết quả công tác chuẩn bị ứng phó thiên tai trong những năm trước
đây, nhất là trong các năm từ 2017 - 2020, Các cơ quan chuyên môn về phòng
chống thiên tai đã triển khai các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể như: Tiếp tục kiện
toàn và phân công nhiệm vụ cụ thể Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm
cứu nạn các cấp. Chỉ đạo thực hiện việc tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
công tác phòng chống thiên tai năm 2020; Xây dựng phương hướng, nhiệm vụ trọng
tâm năm 2021 tiến tới tổ chức Hội nghị Tổng kết phòng chống thiên tai toàn quốc
và các khu vực miền Bắc, miền Trung, miền Nam. Sớm thực hiện rà soát kế hoạch,
phương án ứng phó với các cấp độ rủi ro thiên tai năm 2021 trên cơ sở cập nhật
thực tiễn ứng phó với thiên tai vừa qua. Qua đó tổ chức diễn tập phòng chống
thiên tai để nâng cao năng lực ứng phó. Triển khai các giải pháp công trình phòng
chống thiên tai, trong đó tập trung triển khai phòng chống sạt lở bờ sông, bờ
biển trên cơ sở nghiên cứu định hình các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, tiết
kiệm, phù hợp với từng khu vực, nhất là đê kè triệt tiêu sóng áp dụng cho vùng ven
biển. Xây dựng các công cụ phục vụ chỉ đạo, điều hành, hỗ trợ ra quyết định như
bản đồ chỉ đạo điều hành, cơ sở dữ liệu, thông tin…; trên cơ sở đó nâng cao
năng lực tham mưu của Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và
Tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh và các cấp địa phương. Tổ chức cho các đơn vị chuyên
môn, viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện theo dõi chặt chẽ diễn biến
thiên tai, kịp thời dự báo, cảnh báo các tình huống thiên tai, gửi các cơ quan
chỉ đạo, điều hành, thông tin đến người dân kịp thời để chủ động phòng, tránh.
Huấn luyện nâng cao kiến thức, kỹ năng cho các lực lượng tham gia công tác phòng
chống thiên tai; Thực hiện đào tạo nâng cao nhận thức cộng đồng tận dụng các
nguồn vốn hỗ trợ của quốc tế, vốn trung ương, địa phương và xã hội hóa. Tuyên
truyền, thông tin đến người dân bằng nhiều hình thức, thông qua truyền thanh, truyền
hình, website, mạng xã hội, dân ca, hò vè, …
Trách nhiệm của các cấp, các ngành và
nhân dân trong việc chủ động ứng phó với thiên tai, dịch bệnh
Thiên tai xảy
ra, đặc biệt là với các loại hình như: Hạn hán, xâm nhập mặn, nắng nóng, dông,
lốc, sét, mưa lớn kết hợp triều cường gây lũ, ngập lụt, bão và ATNĐ, gió mạnh
trên biển, sạt lở bờ sông, bờ biển sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng
trực tiếp đến sản xuất làm kinh tế suy giảm dẫn đến giảm hoặc mất thu nhập, ảnh
hưởng đến sinh hoạt đời sống và sức khỏe, sinh mạng của người dân.
Dưới tác động
của biến đổi khí hậu, các cấp các ngành và nhân dân cần chủ động trong công tác
chỉ đạo, điều hành và ứng phó với tình hình thời tiết nguy hiểm, thiên tai xảy
ra trái quy luật, cực đoan, khó lường để phòng tránh hiệu quả, giảm thiểu thiệt
hại cho người và tài sản.
Cụ thể: Người dân
cần phải tuân thủ khuyến cáo của chính quyền và các cơ quan chuyên môn, theo
dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thủy văn và các bản tin cảnh báo, dự báo của
cơ quan chuyên môn để có kế hoạch bố trí sản xuất cho phù hợp, đối với những
vùng bị ảnh hưởng của khô hạn và thiếu nước tưới cần chủ động nguồn nước,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ hoặc không xuống giống ở những khu vực này
để tránh thiệt hại. Thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, thiên tai, các hướng dẫn
của các cơ quan, ban ngành
chức năng, chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị, lương thực,
thực phẩm, nước sạch, ...
để chủ động phòng, tránh và có biện pháp ứng phó hiệu quả khi thiên tai xảy ra, nhằm đảm bảo an
toàn về tính mạng và tài sản, giảm thiểu thiệt hại. Đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh
Covid 19 còn nhiều diễn biến phức tạp, người dân cần tuân thủ và thực hiện
nghiêm các quy định để phòng, tránh dịch bệnh dễ có điều kiện lan rộng khi
thiên tai xảy ra. Ví dụ như khi chịu ảnh hưởng của bão, lũ cần di dời sơ tán
dân tập trung, điều kiện thời tiết lạnh, ẩm tạo điều kiện cho dịch bệnh phát
triển nhanh,…
Sự chung tay
góp sức và ý thức, quan tâm của các ngành, các cấp và toàn thể nhân dân đến
công tác phòng chống thiên tai và dịch bệnh là việc làm thiết thực và có ý
nghĩa hết sức to lớn trong việc giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại do
thiên tai, dịch bệnh gây ra đối với cuộc sống của người dân và sự phát triển
kinh tế xã hội của đất nước./.
Nguyễn Thanh Nam