Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ISO/IEC 42001:2023 - 'chìa khóa' giúp doanh nghiệp sử dụng AI một cách trách nhiệm, hiệu quả
Lượt xem: 6

Cách đây không lâu, trí tuệ nhân tạo (AI) chỉ là một thứ gì đó mơ hồ, được đồn thổi là sẽ thay thế con người trong mọi lĩnh vực. Nhưng hôm nay, trong làn sóng Cách mạng Công nghiệp 4.0, AI không chỉ "công phá" mọi ngóc ngách của các ngành công nghiệp mà còn chiếm lĩnh không gian của chính xã hội chúng ta.

Đã đến lúc, chúng ta không thể tiếp tục mơ hồ về nó nữa. Thay vào đó, chúng ta phải học cách sống chung với AI, quản lý và triển khai AI một cách thông minh và có trách nhiệm. Và đây là lúc tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023 xuất hiện như một định hướng và là tấm bản đồ vững chắc để hướng dẫn chúng ta. Hãy cùng điểm qua một số lợi ích và tác động không tích cực của AI mà chúng ta có thể gặp phải nếu không biết kiểm soát:

anh tin bai

Với tất cả những lợi ích và nguy cơ tiềm ẩn này, việc kiểm soát và phát triển AI có trách nhiệm là không thể thiếu. Và đó chính là lý do tại sao việc áp dụng ISO/IEC 42001:2023 trở thành lựa chọn không thể bỏ qua đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Tiêu chuẩn này không chỉ giúp bảo vệ chúng ta khỏi tác động tiêu cực mà còn mở ra vô vàn cơ hội mới cho sự phát triển bền vững.

Tiêu chuẩn ISO/IEC 42001:2023 về Hệ thống quản lý trí tuệ nhân tạo (AIMS) được cấu trúc thành 10 điều khoản chính, kèm theo 4 phụ lục, cung cấp khung quản lý toàn diện cho việc phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm.

Các điều khoản của tiêu chuẩn bao gồm:

1. Phạm vi: Xác định phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn đối với các tổ chức triển khai AIMS.

2. Tài liệu tham khảo: Liệt kê các tài liệu cần thiết liên quan đến tiêu chuẩn này.

3. Thuật ngữ và định nghĩa: Cung cấp các thuật ngữ và định nghĩa chính được sử dụng trong tiêu chuẩn.

4. Bối cảnh của tổ chức:

- Hiểu rõ tổ chức và bối cảnh hoạt động.

- Nhận diện nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan.

- Xác định phạm vi của AIMS.

- Thiết lập hệ thống quản lý AI.

Lãnh đạo:

Cam kết và vai trò của lãnh đạo trong việc triển khai AIMS.

Xây dựng chính sách AI.

Phân công trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức.

Hoạch định:

Xác định và xử lý các rủi ro và cơ hội liên quan đến AI.

Thiết lập các mục tiêu AI và kế hoạch để đạt được chúng.

Lập kế hoạch cho các thay đổi trong AIMS.

Hỗ trợ:

Cung cấp nguồn lực cần thiết cho AIMS.

Đảm bảo năng lực và nhận thức của nhân sự liên quan.

Truyền đạt thông tin hiệu quả về AIMS.

Quản lý thông tin dạng văn bản liên quan đến AIMS.

Vận hành:

Lập kế hoạch và kiểm soát vận hành liên quan đến AI.

Thực hiện đánh giá tác động của hệ thống AI.

Quản lý rủi ro liên quan đến AI.

Đánh giá hiệu suất:

Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá hiệu suất của AIMS.

Thực hiện đánh giá nội bộ.

Xem xét của lãnh đạo về AIMS.

Cải tiến:

Xử lý các sự không phù hợp và thực hiện hành động khắc phục.

Cam kết cải tiến liên tục AIMS.

Các phụ lục kèm theo tiêu chuẩn:

Phụ lục A: Cung cấp danh sách các mục tiêu kiểm soát và kiểm soát tham chiếu để quản lý rủi ro liên quan đến AI và đạt được các mục tiêu kinh doanh. 

Phụ lục B: Hướng dẫn chi tiết về việc triển khai các kiểm soát được đề cập trong Phụ lục A.

Phụ lục C: Thông tin về các mục tiêu tổ chức liên quan đến AI và các nguồn rủi ro tiềm ẩn cần xem xét trong đánh giá rủi ro AI. 

Phụ lục D: Hướng dẫn về việc áp dụng AIMS trong các lĩnh vực hoặc ngành cụ thể, giúp tích hợp với các tiêu chuẩn quản lý khác như ISO 9001, ISO/IEC 27001.

Việc hiểu rõ và áp dụng đúng các điều khoản và phụ lục của ISO/IEC 42001:2023 sẽ giúp tổ chức thiết lập hệ thống quản lý AI hiệu quả, đảm bảo phát triển và sử dụng AI một cách có trách nhiệm và bền vững.

Lợi ích của việc triển khai ISO/IEC 42001:2023

- Đảm bảo AI hoạt động có trách nhiệm và minh bạch: Đối với những hệ thống tự động đưa ra quyết định, vấn đề thiên vị và sai lệch có thể trở thành "kẻ thù" nguy hiểm nhất. ISO/IEC 42001:2023 yêu cầu các tổ chức phải có khả năng minh bạch hóa quá trình ra quyết định của AI, đảm bảo rằng không có bất kỳ sự thiên vị nào ảnh hưởng đến kết quả. Đây là cách bảo vệ uy tín và trách nhiệm xã hội của mỗi tổ chức.

- Tích hợp AI vào hệ thống quản lý doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp đang lúng túng trong việc tích hợp AI vào các quy trình hiện tại, tiêu chuẩn này chính là chiếc cầu nối. Tương thích với các tiêu chuẩn quản lý như ISO 9001 (chất lượng), ISO 27001 (an toàn thông tin), ISO 31000 (quản lý rủi ro), ISO/IEC 42001 giúp doanh nghiệp dễ dàng đưa AI vào quản lý mà không làm gián đoạn các hoạt động cốt lõi.

Tuân thủ quy định và trách nhiệm pháp lý: Sự xuất hiện của các quy định như Đạo luật AI của EU hay các quy định về bảo vệ quyền riêng tư đặt ra những thách thức không nhỏ đối với các tổ chức. ISO/IEC 42001 giúp doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu pháp lý, giảm thiểu nguy cơ vi phạm pháp luật và bảo vệ danh tiếng thương hiệu, tránh để "thế giới số" biến thành một mớ hỗn độn không kiểm soát được.

Tăng cường lợi thế cạnh tranh và niềm tin khách hàng: Lòng tin của khách hàng không phải là thứ có thể mua bán. Nó được xây dựng qua thời gian và qua những hành động minh bạch, có trách nhiệm. Các doanh nghiệp chứng nhận ISO/IEC 42001 sẽ tạo được sự tín nhiệm cao từ khách hàng, đối tác và nhà đầu tư, đồng thời có thể tận dụng lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Khuyến khích đổi mới và phát triển bền vững: Làm sao để công nghệ tiên tiến không biến thành gánh nặng cho xã hội? ISO/IEC 42001 không chỉ giúp doanh nghiệp quản lý AI một cách hiệu quả, mà còn khuyến khích các sáng kiến đổi mới sáng tạo, đồng thời bảo vệ các giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội, từ đó tạo ra những sản phẩm, dịch vụ bền vững, phục vụ lợi ích cộng đồng.

Quản lý rủi ro Al: AI đi đôi với rủi ro, từ các vấn đề an ninh mạng đến các mối đe dọa về đạo đức. ISO/IEC 42001 giúp các tổ chức quản lý và giảm thiểu rủi ro này, đảm bảo rằng hệ thống AI được triển khai an toàn và không gây hại cho cả tổ chức và xã hội.

Theo PV - VietQ.vn

Nguyễn Thị Hạnh (sưu tầm)
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang