Một số giải pháp phát triển nuôi thủy sản nước ngọt hồ chứa
24/04/2020
Lượt xem: 1597
Bình Thuận hiện có 7 lưu vực sông bao gồm: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà, toàn tỉnh có 78 hệ thống thủy lợi với 209 công trình, trong đó có 24 hồ chứa nước tạo nguồn, 21 ao bàu trung chuyển, 129 đập dâng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt, khai thác tiềm năng và là nội dung quan trọng của chương trình chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp nông thôn của tỉnh.
Tuy
nhiên, việc nuôi thủy sản nước ngọt ở các hồ chứa còn hạn chế khoảng 1.500 ha,
trong đó tập trung chủ yếu ở hai huyện Tánh Linh và Đức Linh. Loại hình nuôi
thâm canh trong ao đất, nuôi cá kết hợp trồng sen trong ao nuôi, nuôi lồng bè
trên sông, hồ và nuôi quảng canh trong các hồ chứa, đối tượng nuôi chủ yếu là thủy
sản truyền thống trắm, chép, mè, trôi, rô phi, cá trê, cá lóc và các đối tượng
có giá trị kinh tế như thát lát, cá chình, cá chạch lấu, bống tượng. Nhìn
chung, trong những năm qua nuôi thủy sản nước ngọt phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng lợi thế sẵn có của tỉnh; chưa có nhiều mô hình nuôi quy mô lớn mà
chủ yếu nuôi theo hình thức hộ gia đình nhỏ lẻ, cơ sở vật chất, kỹ thuật còn
hạn chế, hiệu quả mang lại cho người nuôi không cao, sản lượng thu hoạch bình
quân còn thấp.

Nhằm
đẩy mạnh khai thác tiềm năm cho người dân từ diện tích mặt nước sẵn có, trong
những năm qua Trung tâm Khuyến nông đã đẩy mạnh các chương trình hỗ trợ giống,
vật tư, kỹ thuật; tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
tăng năng suất, chất lượng, bảo vệ môi trường và xúc tiến đầu ra sản phẩm cho
nông dân, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống người dân, nhiều mô
hình nuôi thủy sản nước ngọt được thực hiện với các đối tượng có giá trị kinh
tế như: Mô hình nuôi lươn không bùn; Mô hình nuôi ếch, baba thương phẩm; mô
hình nuôi cá chình, cá lăng trong lồng trên sông. Các mô hình đều mang lại hiệu
quả cao đạt hiệu quả, đầu ra ổn định,
giúp người nuôi thay đổi cách nghĩ, sẵn sàng chuyển từ cách nuôi truyền thống
sang nuôi công nghiệp.
Để
tiếp tục đề xuất các giải pháp nuôi thủy sản nước ngọt ở vùng thung lũng sông
La Ngà, trong tháng 7/2019, Liên hiệp hội phối hợp với Trung tâm Khuyến nông
tỉnh tổ chức hội thảo phát triển nuôi thủy sản khu vực thung lũng sông La Ngà.
Hội
thảo đã đi sâu phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển nuôi
thủy sản nước ngọt trong thời gian tới, trong đó có các giải pháp như: Sớm ban
hành Đề án phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt giai đoạn 2020 – 2025; phát
huy lợi thế của sông La Ngà phát triển nuôi thủy sản gắn với lợi thế đặc trưng; Phát
triển nuôi thủy sản trên cơ sở nhu cầu thị trường và phân khúc thị trường,
trong đó nuôi theo hướng công nghệ cao để cung cấp cho thị trường; nuôi những
thủy đặc sản có giá trị kinh tế, cung cấp theo nhu cầu thị trường; nuôi cá
truyền thống cho nhu cầu thông thường; đẩy mạnh liên kết các nhà nông, Nhà
nước, Nhà khoa học, Doanh nghiệp và Ngân hàng để người dân phát triển bền vững;
khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh liên kết với người nuôi hình
thành chuỗi liên kết cung ứng vật tư và bao tiêu sản phẩm, góp phần thực hiện
tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và sản xuất
bền vững./.
Ngô Viết Năng