Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận
ịnh hướng đến năm 2030 và Kế hoạch số 3100/KH-UBND ngày
21/8/2019 của UBND tỉnh Bình Thuận triển khai Đề án Chương trình mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận năm 2019-2020, định hướng đến năm 2030. Qua thời
gian 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm của tỉnh đã tổ chức tuyên truyền tập huấn Chương trình OCOP cho cán bộ
các cấp; tập huấn cho các chủ thể tham gia OCOP; tổ chức khảo sát, đánh giá và
tư vấn để các chủ thể nâng cấp sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình OCOP để đạt
từ 3 đến 5 sao cấp tỉnh... Đặc biệt là tuyên truyền cho người dân và đội ngũ
cán bộ quản lý hiểu về mục đích, ý nghĩa của Chương trình OCOP;
hiểu rõ bản chất của chương trình và nắm rõ trách nhiệm của đơn vị,
cá nhân trong việc thực hiện Chương trình. Từ đó có sự lãnh đạo,
chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm; tổ
chức tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, tham gia một số chương
trình hội chợ, triển lãm tại một số tỉnh, thành như: An Giang, Phú Quốc, thành
phố HCM, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cần Thơ, Sơn La, Gia Lai, Bình Định, Hà Nội,… Tại
các sự kiện này, các sản phẩm của tỉnh nhà được người tiêu dùng biết đến nhiều
hơn và ủng hộ nhiệt tình, đặc biệt là tại các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh,
thành phía Bắc.
Tuy nhiên , qua đánh giá kết quả cho thấy chương trình OCOP
của tỉnh cùng còn một số khó khăn tồn tại như khả năng mở rộng quy mô còn hạn
chế; Sản phẩm OCOP chủ yếu là các sản phẩm sơ chế hoặc chế biến đơn giản,
giá trị gia tăng thấp; Việc áp dụng CNTT vào chuyển đổi số, thương mại điện tử
còn ít; thị trường tiêu thụ còn khó khăn. Nhằm đề xuất
thêm một số giải pháp để kết nối giao thương, tiêu thụ các sản phẩm tại các hệ
thống phân phối, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng kinh doanh nông sản
thực phẩm an toàn; Giới thiệu các sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận để người tiêu
dùng trong và ngoài tỉnh, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm. Ngày
15/7/2022 vừa qua, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật đã tổ chức hội thảo “Kết nối giao thương, tiêu thụ sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản
phẩm (OCOP) tỉnh Bình Thuận”.
Tại hội thảo đã phân tích làm rõ thêm tỉnh hình triển khai và kết
quả thực hiện chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh; kết quả công tác xúc
tiến, giới thiệu, quãng bá và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh; công tác
hỗ trợ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ các sản phẩm OCOP của tỉnh; công tác tuyên
truyền triển khai cho các đơn vị, tổ chức tham gia sản xuất và tiêu thụ sản phẩm
OCOP của tỉnh; các giải pháp được đề xuất tại hội thảo như tiếp tục tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá, vận động “Người
Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia các hội chợ, hội nghị, triển lãm
trong và ngoài tỉnh; tiêu thụ tại các siêu thị, các cửa hàng tiện ích, các nhà
bán lẻ; Củng cố, xây dựng,
nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức
tham gia thực hiện Chương trình OCOP từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo
về chuyên môn, năng lực để tham mưu tổ chức thực hiện cũng như hỗ trợ cho các
chủ thể tham gia chương trình thuận lợi; kiểm tra giám sát việc sử dụng chứng
nhận OCOP cũng như đảm bảo ATVSTP và chất lượng sản phẩm OCOP;
Hình thành các hợp tác xã/doanh nghiệp vừa và nhỏ với các nhóm, hộ gia đình hoặc
tái cơ cấu các tổ chức kinh tế đã có theo hướng có sự tham gia lớn hơn của cộng
đồng; hoàn thiện cơ sở sản xuất đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất theo qui định; Quản trị và quản lý chất lượng,
quản trị chất lượng, áp dụng các tiêu chuẩn sản xuất Nông nghiệp tốt; triển khai thực hiện các chính sách của trung
ương và tỉnh liên quan đến Chương trình OCOP; ứng
dụng về khoa học công nghệ trong quản lý, xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và
vừa, HTX.
Được biết hiện nay tỉnh có 70 sản phẩm OCOP, trong đó
có 02 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 5 sao, 08 sản phẩm đạt chuẩn OCOP
4 sao, 14 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Đ.H