Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
MÔ HÌNH TRỒNG RAU THỦY CANH QUY MÔ HỘ GIA ĐÌNH TẠI XÃ HÀM MINH, HUYỆN HÀM THUẬN NAM
Lượt xem: 435
Tốc độ đô thị hóa ở nước ta trong những năm gần đây tăng lên khá nhanh sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các nước đang phát triển như Việt Nam có khoảng hơn 30% tổng số dân cả nước sống ở khu vực đô thị. Theo một tính toán đến năm 2030 thì đạt tới khoảng 80%, tỷ lệ này tương đương các nước công nghiệp phát triển hiện nay như ở châu Âu, Mỹ, Australia... Đô thị hoá đồng nghĩa với việc đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến 2030, có khoảng từ 10 – 15% đất nông nghiệp chuyển đổi sang mục đích công nghiệp và dịch vụ. Diện tích đất canh tác trên đầu người của Việt Nam hiện nay thuộc loạ

Trong khi đó nhu cầu về rau xanh ngày càng tăng về chất lượng và số lượng.  Trong thời gian vừa qua, tình hình sản xuất và thương mại rau quả ở tỉnh ta còn rất nhiều điều bất cập về chất lượng sản phẩm. Do chạy theo lợi nhuận mà người sản xuất sẵn sàng sử dụng bất cứ loại nông dược nào mà không cần quan tâm đến sự độc hại của nó; thêm vào đó một số người buôn bán khi thu mua hay nhập khẩu cũng bất chấp nguồn gốc và chất lượng rau quả và sau cùng thì người tiêu dùng phải gánh chịu toàn bộ về các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc sản xuất rau quả an toàn và chất lượng cao bằng công nghệ thủy canh đã được thế giới công nhận và rất phù hợp cho Việt Nam mặc dù còn khá mới mẽ. Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất mà sử dụng dung dịch dinh dưỡng để nuôi cây, nâng cao năng suất cây trồng. Đây là một kỹ thuật tiên tiến được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp để tạo ra các sản phẩm sạch hơn, an toàn hơn với người tiêu dùng.

 

            Việc trồng rau bằng phương pháp thủy canh với việc lắp đặt các hệ thống thủy canh linh hoạt phù hợp với mọi quy mô, đặc biệt là có thể áp dụng ở quy mô nhỏ, hộ gia đình rất phù hợp với các gia đình muốn tự trồng rau sạch để cung cấp cho gia đình của mình. Các gia đình có thể tận dụng các khoảng không gian trống trong ngôi nhà của mình như balcon, sân thượng, sân nhà,... để trồng rau thủy canh và mang lại những bữa ăn an toàn cho gia đình mình. Bên cạnh đó, với kỹ thuật vận hành đơn giản, ít tốn công chăm sóc, các gia đình đều có thể tự làm được, tạo nên mảng xanh, sạch cho ngôi nhà của mình, đồng thời cũng giảm bớt những căng thẳng của cuộc sống hàng ngày,...

           Bên cạnh đó một ưu điểm lớn của phương pháp thủy canh là tiết kiệm nước trong trồng trọt. Mô hình thủy canh có thể được coi là một trong những mô hình tiết kiệm nước hiệu quả nhất hiện nay. Hệ thống dinh dưỡng được chứa trong các bể chứa và cây hấp thụ dinh dưỡng trực tiếp từ bể chứa thông qua các máng trồng. Cơ chế hoạt động giúp nó hạn chế tối đa sự bay hơi và không có sự lãng phí nước ngấm vào môi trường đất. Trong phương pháp này, nước được tuần hoàn kín trong hệ thống. Sự mất nước chỉ xảy ra ở hai dạng: sự bay hơi và rò rỉ từ hệ thống (nhưng một thiết lập thủy canh hiệu quả sẽ không có bất kỳ sự rò rỉ nào). Trong khi nước sẽ trở thành một vấn đề quan trọng trong tương lai khi sản xuất lương thực được dự đoán tăng 70% theo các câu hỏi thường gặp, thủy canh được coi là một giải pháp khả thi cho sản xuất lương thực quy mô lớn. Chúng ta chưa thấy được tầm quan trọng của việc tiết kiệm nước tại đất nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm như nước ta, nhưng đây lại là điều tuyệt vời đối với các khu vực có khí hậu khô cằn như tỉnh Bình Thuận. Tại huyện Hàm Thuận Nam, tình trạng một số khu vực thiếu nguồn nước tưới hay nguồn nước không thể sử dụng được cho sản xuất nông nghiệp (bị nhiễm phèn, vôi, mặn, ô nhiễm hữu cơ,…) gây khó khăn cho việc sản xuất theo hướng truyền thống thì trồng rau theo phương pháp thủy canh là giải pháp có tính khả thi cao và mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.

 

          Để hướng đến nền sản xuất nông nghiệp bền vững và mang tính công nghệ cao, người dân có cơ hội tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật nói chung và kỹ thuật trồng rau bằng phương pháp thủy canh nói riêng, đặc biệt là người dân ở đô thị có thể tự sản xuất rau sạch để ăn, từ tháng 8 năm 2023 đến tháng 3 năm 2024, Trung tâm Thông tin & Ứng dụng TBKHCN Bình Thuận (Trung tâm) phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện Hàm Thuận Nam đã xây dựng “Mô hình trồng rau thủy canh ở quy mô hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Nam” triển khai tại hộ ông Nguyễn Văn Kính ở thôn Minh Thành, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam với quy mô 32m2. Rau được trồng trong nhà lưới ngăn côn trùng xâm nhập, với 4 hệ thống thủy canh quy mô nhỏ gọn, dễ vận hành, mỗi vụ trồng thu hoạch được hơn 100 kg rau ăn lá các loại (rau muống, cải ngọt, cải bẹ xanh, cải dún xoăn, cải thìa, cải bina, xà lách,…) đáp ứng đủ nguồn cung cấp cho gia đình hằng ngày và tiêu thụ một phần tại địa phương.

            Sau 8 tháng thực hiện, đề tài đã xây dựng thành công mô hình thí điểm cho nông dân địa phương tham qua học tập cũng như là nguồn cung cấp rau sạch tại chỗ trên địa bàn. Ngày 20/03/2024 Trung tâm phối hợp với phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện và chính quyền địa phương xã Hàm Minh đã tổ chức 01 cuộc hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình cho khoảng 40 nông dân địa phương ở hội trường xã, sau đó trực tiếp đến tham quan tại địa điểm thực hiện mô hình. Thông qua hội thảo đa số nông dân đã nắm bắt được kỹ thuật làm nhà lưới, lắp đặt hệ thống thủy canh, cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại cho cây rau thủy canh. Việc nhân rộng mô hình này đang mở ra một hướng mới cho nông dân trong sản xuất nông nghiệp nói chung và chuyển đổi cây trồng theo hướng công nghệ cao nói riêng nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm cho địa phương./.


ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang