HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ, ĐỔI MỚI SÁNG TẠO PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH
Trong những năm qua hoạt động khoa học, công nghệ và đổi
mới sáng tạo đã được triển khai thực hiện đồng bộ, đạt nhiều kết quả tích cực,
góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế
tỉnh nhà
Hoàn thiện các
cơ chế, chính sách về khoa học và công nghệ
Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy,
UBND, HĐND tỉnh và Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ chế, chính sách về khoa học
và công nghệ trên địa bàn tỉnh ngày càng hoàn thiện theo hướng gắn kết và phục
vụ trực tiếp cho việc nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng lực cạnh tranh; tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh
doanh, chuyển giao, đổi mới công nghệ; hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo. Các quy định về quản lý các nhiệm vụ khoa học và công nghệ ngày càng
được hoàn thiện theo hướng đẩy mạnh tính công khai, minh bạch ngay từ khâu xác
định nhiệm vụ đến kết thúc quá trình
nghiên cứu. Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ, thiết bị đối với các doanh
nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh được ban hành kịp thời nhằm khuyến
khích, hỗ trợ các doanh nghiệp của tỉnh Bình Thuận trong việc đổi mới công nghệ,
thiết bị ngày càng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật của sản phẩm,
hàng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh trong và ngoài nước.
Chương trình phát triển tài sản trí tuệ, Chương trình Nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp tỉnh Bình Thuận được cụ thể hóa bằng Nghị quyết HĐND tỉnh và Kế hoạch của UBND tỉnh.
Đề tài, dự án
mang tính ứng dụng cao
Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ là một trong những hoạt động quan trọng của ngành, đóng
góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên nhiêu lĩnh vực. Lĩnh
vực nông nghiệp và phát triển nông thôn là lĩnh vực chiếm tỷ lệ nghiên cứu, ứng
dụng lớn nhất trong các lĩnh vực của hoạt đông nghiên cứu, ứng dụng và đổi mới
sáng tạo. Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian qua đã tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật để xác lập các giống cây trồng chủ lực, giống vật nuôi chủ yếu như: khảo
nghiệm các giống thanh long ruột đỏ, sưu tầm các giống thanh long ruột trắng;
nhiều kỹ thuật công nghệ được ứng dụng phục vụ sản xuất nông nghiệp sạch, nông
nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh. Ngoài ra, nhiều mô hình ứng dụng tiến bộ
khoa học và công nghệ đã được chuyển giao và xây dựng tại các vùng đồng bào dân
tộc thiểu số và miền núi góp phần phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc
thiểu số.
Lãnh đạo Sở kiểm tra Đề tài
nghiên cứu
Các hoạt động nghiên cứu trong lĩnh vực
du lịch, văn hóa và xã hội tập trung nghiên cứu đa dạng hóa các sản phẩm, loại
hình dịch vụ du lịch, gắn việc phát triển các loại hình du lịch với bảo tồn,
phát huy những giá trị văn hóa, nhân văn, lịch sử của tỉnh; nghiên cứu và phát
triển các sản phẩm du lịch theo phong cách đặc trưng riêng của Bình Thuận, đồng
thời nghiên cứu đặc điểm hình thành, các giải pháp gìn giữ, bảo tồn, phát huy
giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể các các dân tộc ở Bình Thuận phục
vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
Đổi mới công nghệ, sở hữu trí tuệ được quan tâm triển khai
Hoạt động hỗ trợ phát triển thị trường
khoa học và công nghệ đã tập trung vào việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp,
tổ chức trên địa bàn tỉnh tham gia các buổi hội thảo khoa học, chợ công nghệ
thiết bị, tham quan học tập kinh nghiệm và phát triển sản xuất; hỗ trợ cho các
tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh tạo lập, quản lý và phát triển tài sản trí
tuệ. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành được 02 doanh nghiệp khoa học và
công nghệ (công ty TNHH Thanh long Bình Thuận và Công ty TNHH công nghệ Việt Nhật
BIO).
Chính sách hỗ trợ đổi mới công nghệ,
thiết bị đối với các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình
Thuận được triển khai kịp thời, đã khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất
các sản phẩm lợi thế của tỉnh Bình Thuận trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị
ngày càng hiện đại, tăng hàm lượng khoa học, kỹ thuật của sản phẩm, hàng hóa,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo sự cạnh tranh trong và ngoài nước. Đến
nay, đã có 06 lượt doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay đầu tư đổi mới công
nghệ, thiết bị (Công ty TNHH chế biến bột cá Kim Long, Công ty TNHH Hải Nam,
Công ty Cổ phần Muối Vĩnh Hảo và Công ty Cổ phần Hải Phong Việt). Chương trình
phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh qua từng giai đoạn, đã đem lại hiệu quả rất
thiết thực, các tổ chức, doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã quan tâm đến việc
đăng ký nhãn hiệu, đăng ký quyền sở hữu công nghiệp với hằng trăm đơn đăng ký hằng
năm. Việc bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp, nhất là chỉ dẫn địa lý với
sản phẩm đặc sản của địa phương như nước nắm Phan Thiết, thanh long Bình Thuận
được duy trì và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết các địa phương đã
xác định các sản phẩm đặc sản của địa phương và tập trung hỗ trợ xây dựng
thương hiệu, nhờ đó đã nâng cao năng suất, chất lượng, tạo được giá trị và sức
cạnh tranh của sản phẩm, của doanh nghiệp như: Gạo Tánh Linh, Bánh tráng Chợ Lầu,
Ớt chim Bình Thạnh, Mũ trôm Tuy Phong, Rau Trà Tân – Đức Linh, Muối Tân Thuận,
Nhãn xuồng cơm vàng Thắng Hải, Quýt đường Tân Phúc, Cá thát lát Tánh Linh... Hỗ
trợ Hiệp hội thanh long Bình Thuận đăng ký nhãn hiệu “Bình Thuận Dragon Fruit,
hình” tại 13 nước: Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái
Lan, Malaysia, Indonesia, Đài Loan, Hoa Kỳ và Singapore. Hỗ trợ Hiệp hội nước mắm
Phan Thiết đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “PHAN THIẾT NƯỚC MẮM – FISHSAUCE &
hình” tại các nước: Hoa Kỳ, Thái Lan và Camphuchia. Và ngày 07/10/2021, thanh
long Bình Thuận đã được Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản cấp chỉ dẫn địa lý
với số đăng ký là 110. Đây là chỉ dẫn địa lý thứ hai trong số 3 chỉ dẫn địa lý
của Dự án và là chỉ dẫn địa lý thứ hai của Việt Nam sau vải thiều Lục Ngạn được
bảo hộ tại Nhật Bản.
Cục trưởng Cục SHTT Đinh Hữu
Phí trao văn bằng bảo hộ CDĐL thanh long Bình Thuận tại Nhật Bản cho Hiệp hội
thanh long Bình Thuận
Dưới
sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống
chính trị, tỉnh ta đã đạt được những thành tựu quan trọng và toàn diện. Trong những thành tựu
chung này, có sự đóng góp quan trọng của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
ở tất cả các ngành, lĩnh vực. Hoạt động khoa học, công nghệ đã góp phần
nâng cao năng suất, chất lượng và tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế tỉnh nhà.
Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ mang lại hiệu quả cao, từng
bước được phổ biến, nhân rộng, góp phần thay đổi tập quán, nâng cao hiệu quả sản
xuất cho nhân dân. Tiềm lực khoa học và công nghệ của tỉnh từng bước được tăng
cường cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ công tác quản lý và ứng dụng tiến bộ khoa
học công nghệ phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân trong
tỉnh.
Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở KH&CN
Thông tin tổng hợp KHCN 02.2023