Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kết quả triển khai “Chương trình Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020” năm 2017
Lượt xem: 1197
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận 

Kết quả triển khai thực hiện:

    1. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:

    - Tập huấn:

         + Tổ chức tập huấn 4 lớp theo nhu cầu địa phương: Trung tâm đã tiến hành biên soạn và in ấn 120 cuốn tài liệu Tập huấn các kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân theo đúng nhu cầu của người dân đề xuất. Song song đó, Trung tâm đã cử cán bộ phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện tổ chức 02 lớp Tập huấn kỹ thuật sản xuất chế phẩm EM Bokashi phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm tại huyện Phú Quý (26/5/2017) và tại huyện Hàm Thuận Nam (16/6/2017). Đã tổ chức 02 lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà thả vườn và nuôi nhốt bán chăn thả tập trung tại huyện Phú Quý (ngày 25/5/2017) và huyện Hàm Thuận Nam (ngày 15/6/2017).

         + Tổ chức 09 lớp tập huấn kết hợp tham quan thực tế mô hình tại Khu thực nghiệm Ứng dụng Công nghệ sinh học: Trung tâm đã biên soạn và in ấn 270 quyển tài liệu Tập huấn kỹ thuật trồng một số loại rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao và phối hợp với Hội nông dân Tỉnh tổ chức 09 lớp tập huấn kỹ thuật kết hợp tham quan mô hình thực tế tại nhà kính Khu thực nghiệm cho 270 lượt nông dân, thanh niên nông thôn từ ngày 20/11/2017 đến ngày 01/12/2017.

         + Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Tánh Linh tổ chức tập huấn 19 lớp cho khoảng 800 nông dân với các nội dung “Các kỹ thuật cơ bản trong mô hình trang trại khép kín: trồng cỏ, nuôi bò, gà, trùn quế”, “Kỹ thuật sản xuất rau an toàn”, “Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học”, “Kỹ thuật trồng mãng cầu ta trái vụ cho năng suất cao”, “Kỹ thuật ứng dụng chế phẩm EM vào chăn nuôi, trồng trọt, nuôi tròng thủy sản và bảo vệ môi trường”, “Kỹ thuật trồng chuối nuôi cấy mô cho năng suất cao”, “Kỹ thuật trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình “, “Kỹ thuật trồng nấm bào ngư, nấm rơm, nấm mèo, nấm linh chi”, “Kỹ thuật thâm canh và ghép cải tạo vườn điều năng suất thấp” và “Kỹ thuật sản xuất rau hữu cơ”.

    - Hội thảo:

         Ngày 24/11/2017, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN đã phối hợp với tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức 01 cuộc hội thảo đầu bờ cho 30 đoàn viên thanh niên 2 huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và thành phố Phan Thiết  tham quan, học tập kinh nghiệm về mô hình thử nghiệm và sản xuất thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc. Tham dự hội thảo, các đoàn viên thanh niên đã nắm được các kiến thức về kỹ thuật canh tác rau sạch, cách phòng trừ sâu bện trên rau bằng thuốc trừ sâu thảo mộc và học cách pha chế 6 công thức thuốc trừ sâu thảo mộc từ gừng, tỏi, ớt, hành. Sau buổi hội thảo, các đoàn viên thanh niên đã được hướng dẫn tham quan trực tiếp mô hình tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thêm về kinh nghiệm trồng trọt, cách pha chế và sử dụng thuốc trừ sâu gốc hóa học cho rau.







Hình 1-4: Tập huấn kết hợp tham quan mô hình tại Khu thực nghiệm

    2. Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:

         Năm 2017, Trung tâm đã triển khai 01 mô hình thử nghiệm và sản xuất thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc, kết quả như sau:

         - Xây dựng 01 mô hình thử nghiệm 6 công thức thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc trên rau ăn lá (cải ngọt, cải bẹ xanh, cải thìa), rau gia vị (húng lủi, tía tô, diếp cá, ớt) diện tích 500m2 (trồng 3 vụ) trong nhà kính tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học của Trung tâm.

         - Sản xuất được từ 1 loại thuốc trừ sâu từ gừng – tỏi - ớt – hành với hiệu quả trừ sâu cao, bước đầu phục vụ cho hoạt động trồng rau sạch của Trung tâm.

         - Nghiên cứu được cách bảo quản đơn giản, rẻ tiền, an toàn, dễ kiếm và thời gian bảo quản được 6 tháng từ cồn 40o và khuyến cáo cho người dân cách đóng gói thương phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc an toàn, thân thiện với môi trường.

          Mô hình này tạo điều kiện cho nông dân và đoàn viên có cơ hội ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời đây cũng là các mô hình mẫu giúp nông dân tại địa phương tham quan học tập, ứng dụng trong sản xuất.








 Hình 5-8: Mô hình thử nghiệm và sản xuất thuốc trừ sâu nguồn gốc thảo mộc

    3. Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm cho nhân dân:

         Để các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm đã liên hệ và tổ chức 01 chuyến tham quan cho 10 doanh nghiệp/HTX đi tham quan các Khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao: Khu Công nghệ cao Công nghệ Sinh học Đồng Nai (tại huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai); Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP.HCM (tại huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) để học tập kinh nghiệm và phát triển sản xuất (từ ngày 14/06/2017 đến ngày 16/06/2017). Cụ thể:

         + Ngày 14/06/2017: tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại Trung tâm Ứng dụng CNSH Đồng Nai, với nội dung gồm: tham quan mô hình sản xuất các giống lan (mokara cắt cành, ngọc điểm, denrobium,…); khu nuôi cấy mô các loại lan, chuối, đinh lăng,…; mô hình canh tác rau sạch và một số loại cây trồng trong nhà màng; mô hình trồng các loại cây ăn quả (cà phê, ca cao, thanh long,...); mô hình nuôi động vật hoang dã (chồn, dúi, heo rừng,…). Ngoài ra, đoàn còn được tham quan và học hỏi công nghệ sản xuất các loại hạt giống tại công ty TNHH Việt Nông, tham quan công ty TNHH Nhà Nguyễn cung cấp các giải pháp về nhà màng.

         + Ngày 15/06/2017 tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan tại Khu Nông nghiệp Công nghệ cao tp Hồ Chí Minh, gồm: tham quan Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp Công nghệ cao; Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao và Trung tâm Dạy nghề Nông nghiệp Công nghệ cao. Với nội dung đào tạo, dạy nghề, trình diễn và chuyển giao các mô hình: Sản xuất rau ăn lá ứng dụng công nghệ cao, nhân giống hoa lan, cây kiểng ứng dụng công nghệ cao, sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu ứng dụng công nghệ cao, nuôi trồng thủy sản ứng dụng công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào chọn tạo giống, quản lý sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Ngoài ra, đoàn còn được hướng dẫn tham quan và mua một số sản phẩm tại Phòng trưng bày sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao.

  





Hình 9-12: Tham quan học tập kinh nghiệm tại Đồng Nai và TP.HCM

         Chuyến tham quan đã đạt được những thành công tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân về học tập, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Giải quyết một số khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc liên hệ tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

         Qua chuyến tham quan các doanh nghiệp/HTX đã có cơ học tập, trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; tiếp thu được nhiều công nghệ mới cũng như một số giống cây trồng, vật nuôi đang có tiềm năng. Từ đó, nhận thấy được những hiệu quả thiết thực và mong muốn được tạo điều kiện để tham gia nhiều hơn nữa các chuyến tham quan với nội dung đa dạng, phong phú, nhằm áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương, phát triển kinh tế.

Trung tâm Thông tin & Ứng dụng TB KHCN
Tin khác

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang