Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Các vấn đề an toàn bức xạ liên quan
Lượt xem: 1995
Trước sự phát triển của lĩnh vực X-quang thì vấn đề an toàn bức xạ trong chụp chiếu phim X-quang chẩn đoán y tế càng thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học nói riêng, toàn xã hội nói chung. 

Vì bên cạnh ưu thế vượt trội so với những phương pháp chẩn đoán y tế trước đây các thiết bị phát tia X để chẩn đoán và điều trị bệnh cũng ẩn chứa những nguy hiểm nếu không có biện pháp bảo vệ thích đáng. Tính nguy hiểm của máy X-quang tuy thấp hơn so với các nguồn phóng xạ vì mức độ ảnh hưởng chỉ mang tính cục bộ, nhất thời, dễ quản lý và khắc phục nếu có sự cố về thiết bị nhưng mức độ ảnh hưởng cũng không phải nhỏ đối với cộng đồng vì các cơ sở y tế là nơi tập trung đông người đặc biệt là những người đang suy giảm sức khỏe. Do đó cần phải nắm vững các thông tin cơ bản về nguy cơ bức xạ chiếu ngoài và áp dụng hợp lý để giảm thiểu tác hại của nó đối với chúng ta nhưng vẫn nâng cao hiệu quả trong thực hành lâm sàng.

Do tia X là một loại bức xạ ion hóa nên có thể làm tổn thương tế bào, phôi thai, tác hại di truyền, ung thư, … Do đó, phải dùng vật liệu chắn tia. Nếu không thể tránh xa được tia phóng xạ, phải sử dụng những màn chắn tia hoặc màn hấp thụ.

Che chắn kín các lối ra của tia ở ống phát trừ cửa sổ. Dùng tấm lọc tia có bề dày ít nhất 1 mm ÷ 2 mm bằng nhôm đặt ở cửa sổ ống phát.

Điều khiển chùm tia để tránh bộ phận sinh dục và dùng tấm chắn cao su chì để bảo vệ bộ phận sinh dục khi chẩn đoán phần bụng của bệnh nhân nam, nữ và cả vùng ngực bệnh nhân.

Tường của phòng chụp X-quang phải được tráng barit hoặc chì đủ dày để đảm bảo bức xạ không gây mất an toàn bên ngoài phòng chụp.

Kỹ thuật viên sử dụng máy X-quang cần mặc quần áo bảo hộ, kỹ thuật chụp tối ưu để tránh cho bệnh nhân phải chẩn đoán lần 2, nên dùng loại phim có lớp nhũ tương có độ bắt sáng cao nhất và dùng màn tăng sáng siêu nhạy. Sử dụng bộ thời gian tự động như là tế bào quang điện bằng ion để giảm thiểu việc chụp phim lần 2.

Thời gian chụp còn phụ thuộc vào từng vị trí trên cơ thể bệnh nhân, không được chụp ảnh nhiều lần trong một tháng nếu không có chỉ định của bác sĩ.

Tia X nguy hiểm với thai nhi, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tùy tuổi thai và liều lượng của tia. Tia X có thể kèm theo nguy cơ ung thư, bệnh bạch cầu cấp và một số dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tùy vào mức độ liều chiếu, tia X có thể gây sẩy thai, chậm phát triển thai nhi hoặc một vài loại ung thư ở giai đoạn sau này. Ở cùng liều bức xạ, mức độ nguy hiểm nặng, nhẹ tùy giai đoạn tuổi thai.

Trên cơ sở triết lý về an toàn bức xạ, giá trị các thông số kỹ thuật áp dụng cho phép chụp X-quang có thể gây ảnh hưởng tới liều bức xạ của bệnh nhân. Vì thế, trong từng phép chụp xác định phải chọn lựa các giá trị này một cách thích hợp, bảo đảm thu được ảnh đạt yêu cầu chẩn đoán và giảm được liều chiếu cho bệnh nhân xuống mức thấp nhất./.

Việt Hùng

Tin khác
1 2 3 

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang