Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kết quả triển khai Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2021 tại Sở Khoa học và Công nghệ
Lượt xem: 289
Năm 2021, do ảnh hưởng tình hình dịch Covid diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh đã phần nào ảnh hưởng đến việc triển khai, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Sở. Song với tinh thần quyết tâm chính trị cao, Lãnh đạo Sở Khoa học và Công nghệ đã tập trung chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ tại Quyết định số 645/QĐ-UBND, ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và đạt được một số kết quả nội bật trong thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ năm 2021, cụ thể:

Nâng cao nhận thức, đào tạo, tập huấn về sở hữu trí tuệ: Công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, chính sách và pháp luật về sở hữu trí tuệ luôn được quan tâm, được tổ chức với nhiều hình thức: Tổ chức 04 cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, trong đó có lồng ghép nội dung truyền thông về sở hữu trí tuệ và văn hoá sở hữu trí tuệ; Hội thảo khoa học, hội nghị tuyên truyền, giao lưu trực tuyến trên sóng truyền hình của Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Thuận; viết tin bài về sở hữu trí tuệ đăng trên Báo Bình Thuận, Cổng điện tử của Bình Thuận, Trang điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ, Tập san thông tin Khoa học và Công nghệ; Đài Truyền thanh Phan Thiết đã thực hiện được 33 tin phát thanh, 11 tin truyền hình, 10 bài phóng sự phát thanh và 4 bài phóng sự truyền hình.

 Công tác hỗ trợ bảo hộ, khai thác quyền sở hữu trí tuệ cho các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ

- Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ Hiệp hội thanh long Bình Thuận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Bình Thuận DRAGON FRUIT, hình” tại Hong Kong, gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Bình Thuận DRAGON FRUIT, hình” tại Hoa Kỳ; Hỗ trợ hiệp hội thanh long Bình Thuận đăng ký chỉ dẫn địa lý Thanh long Bình Thuận sang Nhật Bản được Bộ Nông, Lâm và Ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF) cấp Văn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với Thanh long Bình Thuận (Số 110); Hỗ trợ Hiệp hội nước mắm Phan Thiết gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký “PHAN THIẾT-NƯỚC MẮM-FISH SAUCE, hình” tại Hoa Kỳ.

- Hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu tập thể “Thanh long Tiến Thành” cho Hợp tác xã dịch vụ sản xuất thanh long Tiến Thanh và “Gà thả vườn Thiện Nghiệp” cho Hợp tác xã Chăn nuôi gà thả vườn Thiện Nghiệp; hỗ trợ hồ sơ đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu tập thể cho Hợp tác xã thanh long Globalgap Tân Thuận.

- Thực hiện Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý nước mắm Phan Thiết cho 14 cơ sở sản xuất nước mắm, gia hạn 02 giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” dung cho quả thanh long cho 02 HTX.

- Thường xuyên tuyên truyền, hướng dẫn sử dụng và hỗ trợ khai thác chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận, nước mắm Phan Thiết đã đăng ký trong và ngoài nước; Trung tâm Kỹ thuật và Dịch vụ nông nghiệp Tánh Linh (Chủ sở hữu nhãn hiệu Gạo Tánh Linh) đã triển khai thông báo rộng rãi trên địa bàn trong và ngoài huyện để các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nộp hồ sơ đăng ký sử dụng nhãn hiệu “Gạo Tánh Linh” được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận vào ngày 09/5/2017 và đã mở Cửa hàng Gạo Tánh Linh để triển khai giới thiệu sản phẩm.

- Hỗ trợ doanh nghiệp trong công tác xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP của Bình Thuận tại Hội chợ OCOP tại tỉnh An Giang. - Vận động hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các nội dung trong Chương trình xúc tiến Thương mại, Chương trình khuyến công của tỉnh và của quốc gia nhằm kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Tổ chức 13 Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh đánh giá hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của 32 đề tài/sáng kiến thuộc lĩnh vực y tế, thanh tra, thi đua khen thưởng và giáo dục làm hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp tỉnh. Kết quả: có 25/32 sáng kiến được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu. Các đề tài/ sáng kiến có sức lan tỏa trong toàn tỉnh và mang lại lợi ích thiết thực trong sản xuất, đời sống, xã hội.

Ông Văn Công Thới – Giám đốc Sở – Chủ tịch Hội đồng Sáng kiến trao đổi tiêu chí xét công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến cấp tỉnh

 

Hỗ trợ bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ cho các sản phẩm chủ lực địa phương

- Tiếp tục duy trì hiệu lực bằng bảo hộ các giống lúa do Trung tâm Giống nông nghiệp Bình Thuận lai tạo và chọn lọc: đóng phí duy trì hiệu lực bằng bảo hộ năm thứ 9 đối với 02 giống lúa ML 202, ML 214 và năm thứ 5 đối với 02 giống lúa ML 232 và ML 54.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng như Thanh tra, các địa phương, Công ty Cổ phần giống cây trồng Đông Nam (đơn vị được chuyển giao bản quyền sở hữu giống lúa thuần ML 202 và ML 214) và Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Trung (đơn vị được chuyển giao bản quyền sở hữu giống lúa thuần ML 232) trong thực thi quản lý, bảo vệ quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ.

- Phối hợp với các công ty giống để thực hiện các thủ tục, các bước khảo nghiệm trong công nhận giống lúa, như là: Công ty cổ phần Giống cây trồng Đông Nam để thực hiện khảo nghiệm kiểm soát nhằm gia hạn Quyết định công nhận giống lúa ML 202 (được đặc cách công nhận năm 2010), Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Trung trong thực hiện công nhận lưu hành giống lúa ML 232 (và đã được Bộ nông nghiệp cấp Quyết định công nhận lưu hành trong tháng 3/2021) và Công ty cổ phần Giống cây trồng miền Nam trong thực hiện đăng ký bảo hộ và công nhận lưu hành giống lúa ML 219./.

Huỳnh Phượng

Tin khác
1 2 

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang