Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kết quả triển khai “Chương trình Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020” năm 2018
Lượt xem: 1163
- Đơn vị thực hiện: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận.

Kết quả triển khai thực hiện:

1. Hỗ trợ tập huấn, hội thảo về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:

- Tập huấn:

          + Tổ chức 04 lớp tập huấn kết hợp tham quan thực tế mô hình tại Khu thực nghiệm Ứng dụng Công nghệ sinh học: Trung tâm đã biên soạn và in ấn 120 quyển tài liệu Kỹ thuật trồng các giống rau, quả mới, chất lượng cao, kháng bệnh phù hợp với điều kiện Bình Thuận và phối hợp với Hội nông dân Tỉnh tổ chức 04 lớp tập huấn kỹ thuật kết hợp tham quan mô hình thực tế tại nhà kính Khu thực nghiệm cho 120 lượt nông dân, thanh niên nông thôn từ ngày 19/6/2018 đến ngày 27/7/2018.

         + Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Lagi tổ chức tập huấn 14 lớp cho khoảng 700 nông dân với các nội dung “Kỹ thuật trồng rau sạch”; “Kỹ thuật sản xuất các sản phẩm lên men từ thanh long”; “Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long”; “Kỹ thuật nuôi gà Ai Cập trên đệm lót sinh học”; “Kỹ thuật trồng các giống rau, quả mới, chất lượng cao, kháng bệnh phù hợp với điều kiện Bình Thuận”, “Kỹ thuật sử dụng chế phẩm sinh học phục vụ chăn nuôi, trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường”.

- Hội thảo:

         Ngày 2/8/2018, Trung tâm Thông tin và Ứng dụng Tiến bộ KHCN đã phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ Tp. Phan Thiết tổ chức 01 hội thảo cho 40 phụ nữ Thành phố Phan Thiết. Nội dung hội thảo là kỹ thuật trồng cà chua trong nhà kính theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận. Thông qua lớp tập huấn này, chị em phụ nữ Thành phố Phan Thiết đã nắm được các kiến thức về kỹ thuật canh cà chua theo hướng nông nghiệp công nghệ cao tại Bình Thuận.

         Các chị em phụ nữ còn được hướng dẫn tham quan trực tiếp mô hình tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học để học hỏi kinh nghiệm, trao đổi thêm về kinh nghiệm trồng trọt, canh tác cà chua nói riêng và cây trồng nói chung theo kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay tại nước ta.




 Hình 1-4: Tập huấn kết hợp tham quan mô hình tại Khu thực nghiệm

2. Hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:

         Năm 2018, Trung tâm đã triển khai 01 mô hình trồng cà chua kháng bệnh, kết quả như sau:

         - Đã xây dựng 1 mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phục vụ người dân tham quan học tập thuộc Chương trình Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016 – 2020 thành công với đối tượng là cây cà chua trồng trong giá thể tưới nhỏ giọt trong nhà kính. Đây là kỹ thuật canh tác tiên tiến nhất hiện nay tại nước ta.

         - Cây cà chua được ươm hạt đúng kỹ thuật từ lúc gieo mầm nên cây phát triển tốt, đạt năng suất dù trồng nghịch vụ, không bị các bệnh héo rũ, sương mai gây chết rễ như các giống cà chua trước đây trồng tại Bình Thuận (mặc dù hiện nay cà chua ghép đang được thương mại hóa nhiều hơn do kháng được bệnh héo rũ, nhưng sức sống không bằng cà chua từ hạt).

         - Nhà kính vận hành an toàn, có đủ điện nước phục vụ canh tác trong nhà kính giúp cây cà chua phát triển tốt, năng suất đạt dù trồng nghịch vụ.

         Mô hình này tạo điều kiện cho nông dân và đoàn viên có cơ hội ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời đây cũng là các mô hình mẫu giúp nông dân tại địa phương tham quan học tập, ứng dụng trong sản xuất.








Hình 5-8: Mô hình trồng cà chua kháng bệnh

3. Hỗ trợ tham quan học tập kinh nghiệm cho nhân dân:

         Để các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn tỉnh có điều kiện tiếp cận với các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Trung tâm đã liên hệ và tổ chức cho 20 doanh nghiệp và nông dân tham quan các mô hình sản xuất nông nghiệp tại Lâm Đồng để học tập kinh nghiệm và phát triển sản xuất (từ ngày 31/7/2018 đến ngày 1/8/2018). Cụ thể:

         a. Tham quan công ty TNHH trồng trọt thương mại Kim Bằng: 14h - 16h ngày 31/7/2018

                   Trung tâm đã tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan mô hình trồng rau bằng phương pháp thủy canh trong nhà màng; Kim Bằng là một trong những công ty trồng rau thủy canh có quy mô lớn nhất tại Đà Lạt, có hệ thống tưới nước và bón phân tự động. Tại đây, cán bộ kỹ thuật của công ty đã giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình trồng trọt cho đoàn tham quan.

         b. Tham quan công ty TNHH Vietfarm: 8h - 9h30 ngày 1/8/2018

                   Trung tâm đã tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan mô hình trồng rau, củ, quả trên giá thể theo tiêu chuẩn GlobalGap trong nhà màng. Vietfarm là một trong những công ty trồng rau theo tiêu chuẩn GlobalGap có quy mô lớn nhất tại Đà Lạt. Tại đây, cán bộ kỹ thuật của công ty đã giới thiệu, hướng dẫn kỹ thuật và chia sẻ những kinh nghiệm trong quá trình trồng trọt cho đoàn tham quan.

         c. Tham quan Hợp tác xã Tiến Huy: 10h - 11h30 ngày 1/8/2018

                   Trung tâm đã tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn rau an toàn VietGAP khép kín, được giám sát chặt chẽ từ khâu chọn giống, phân phối giống, gieo trồng, thu hoạch đến khâu sơ chế, đóng gói sản phẩm và vận chuyển bằng xe lạnh theo yêu cầu của khác hàng. HTX Tiến Huy nằm trong top 100 Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng của Việt Nam được Liên hiệp Khoa học doanh nhân Việt Nam và Viện sở hữu trí tuệ Quốc tế công nhận ngày 28/08/2015.








Hình 9-12: Tham quan học tập kinh nghiệm tại Lâm Đồng

              Chuyến tham quan đã đạt được những thành công tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu thực tế của người dân về học tập, chuyển giao và ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp. Giải quyết một số khó khăn cho các tổ chức, cá nhân trong việc liên hệ tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

              Qua chuyến tham quan các doanh nghiệp và nông dân đã có cơ học tập, trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp; tiếp thu được nhiều công nghệ mới cũng như một số giống cây trồng đang có tiềm năng. Từ đó, nhận thấy được những hiệu quả thiết thực và mong muốn được tạo điều kiện để tham gia nhiều hơn nữa các chuyến tham quan với nội dung đa dạng, phong phú, nhằm áp dụng vào thực tiễn sản xuất tại địa phương, phát triển kinh tế.

Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ KHCN.
Tin khác

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang