Thu nghìn tỷ từ đổi mới công
nghệ
Những công
nghệ mới đã nâng tầm giá trị cá tra của Việt Nam lên 28%. Doanh thu sản phẩm
dầu ăn từ phụ phẩm cá tra đạt gần 800 tỷ đồng, tăng gần 2,9 lần; doanh thu bột
cá đạt 1.783 tỷ đồng, tăng hơn 57%; doanh thu từ hoạt động xuất khẩu thủy sản
đạt 135 triệu USD, tăng 32%...Nhiều sản phẩm có chất lượng tương đương hàng
nhập khẩu.
Làm chủ, đổi
mới công nghệ là nền tảng để doanh nghiệp nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản
phẩm, chủ động thích ứng với nhu cầu thị trường. Hiện nay, còn nhiều dư địa và
cơ hội để doanh nghiệp trong nước đổi mới công nghệ, nâng cao chuỗi giá trị và
cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp còn chưa nhận
thức đầy đủ về vai trò quan trọng của đổi mới công nghệ.
Hơn nữa, nhiều
doanh nghiệp hiện vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong đổi mới công nghệ như: Thiếu
thông tin về công nghệ, các chương trình hỗ trợ của nhà nước, các chuyên gia
công nghệ từ các đơn vị nghiên cứu; chưa có nhiều ưu đãi đối với sản phẩm tạo
ra từ chuyển giao, đổi mới công nghệ.
Bên cạnh đó,
chưa có nhiều hỗ trợ về tài chính để doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ
(cho vay, bảo lãnh vốn vay, hỗ trợ lãi suất vay); chưa có hướng dẫn và tạo điều
kiện để doanh nghiệp sử dụng Quỹ phát triển KH&CN…
Các doanh
nghiệp mong muốn, tới đây, Bộ KH&CN sẽ có cơ sở dữ liệu về chuyên gia, công
nghệ trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu tiếp cận công nghệ mới của doanh
nghiệp; bổ sung các quy định và hướng dẫn cụ thể về trích lập, sử dụng Quỹ phát
triển KH&CN của doanh nghiệp cũng như bổ sung các ưu đãi đối với sản phẩm
từ chuyển giao, đổi mới công nghệ; sớm hoàn thiện các quy định quản lý để doanh
nghiệp được tham gia các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu ngày
càng cấp thiết của nền kinh tế.

Đổi mới công nghệ giúp nhiều
doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm nhân công, tăng doanh thu. Ảnh:
Công ty cơ khí Bách Tùng
Tập hợp các nguồn lực để hỗ trợ
doanh nghiệp
Theo ông Tạ
Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ (Bộ KH&CN), hoạt
động hỗ trợ tìm kiếm, chuyển giao, đổi mới công nghệ là cần thiết và quan
trọng, giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên,
các hỗ trợ hiện nay của Nhà nước chưa đáp ứng kịp nhu cầu của doanh nghiệp.
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã
phê duyệt Đề án "Thúc đẩy chuyển giao, làm chủ và phát triển
công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên giai
đoạn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" đặt mục tiêu, đến
năm 2030: Cơ sở dữ liệu 10.000 hồ sơ công nghệ nước ngoài được tổng hợp; 1.000
công nghệ được chuyển giao; 30 công nghệ được giải mã, làm chủ; thiết lập mạng
lưới 500 đối tác công nghệ quốc tế; 70% doanh nghiệp sản xuất sản phẩm chủ lực
trong các ngành ưu tiên có đầu tư hạ tầng nghiên cứu phát triển phục vụ chuyển
giao, tiếp thu công nghệ...
Trong khi
đó, Chương trình Đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030 cũng mới được Thủ
tướng phê duyệt vào tháng 01/2022, với mục tiêu số doanh nghiệp thực hiện đổi
mới công nghệ tăng trung bình 15-20%/năm; năng suất lao động của doanh nghiệp
sau đổi mới công nghệ tăng ít nhất 1,5-2 lần khi chưa đổi mới công nghệ…
Ngoài ra,
Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia cũng đang phát huy hiệu quả. Đến nay, Quỹ đã huy
động được gần 800 tỷ đồng từ doanh nghiệp cho các dự án đang thực hiện thông
qua các nhiệm vụ được tài trợ. Các doanh nghiệp sau khi đổi mới công nghệ tăng
thêm 4.000 tỷ đồng doanh thu hàng năm, lợi nhuận trước thuế đạt 800 tỷ đồng,
nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng/năm (lớn hơn ngân sách Nhà nước tài trợ).
Gần 50 công nghệ, giải pháp, dây chuyền và thiết bị được đổi mới, cải tiến và
ứng dụng trực tiếp tại các doanh nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ông Tạ Việt
Dũng cho rằng, các chương trình nói trên và Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia đã
hình thành hành lang pháp lý, chuỗi hỗ trợ có hệ thống và tập hợp các nguồn lực
cần thiết trong và ngoài nước để hỗ trợ doanh nghiệp nói riêng, phát triển hệ
sinh thái đổi mới sáng tạo quốc gia nói chung.
Trong nhiều
buổi làm việc với các nhà quản lý, viện, trường đại học, doanh nghiệp, Bộ
trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt cũng đều nhấn mạnh, doanh nghiệp được xác
định là trung tâm của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, là cầu nối quan trọng
trong việc chuyển hóa các thành tựu KH&CN vào cuộc sống.
Hiện nay, Bộ KH&CN đang khẩn trương triển khai các
công việc để tái cơ cấu các chương trình KH&CN cấp quốc gia cho giai đoạn 5
năm và 10 năm tới. Bộ hết sức quan tâm là làm thế nào để đơn giản hoá thủ tục
hành chính, tăng cường công khai minh bạch trong việc quản lý các chương trình,
nỗ lực huy động tối đa các nhà khoa học, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp trong
toàn quốc tham gia các chương trình KH&CN, phục vụ các nhiệm vụ phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước.
Trong đó, việc hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm, chuyển giao
đổi mới công nghệ là nhiệm vụ quan trọng không chỉ riêng ngành KH&CN mà còn
là nhiệm vụ của tất cả các ngành, các cấp, rất cần sự chủ động tham gia, tích
cực và sự đồng hành xuyên suốt của tất cả các bộ, các ngành, các địa phương,
các doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học…