Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Kiểm tra định kỳ quá trình thực hiện đề tài “Phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các xã miền núi tỉnh Bình Thuận”
Lượt xem: 223
Ngày 28/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện đề tài “Phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các xã miền núi tỉnh Bình Thuận”.

Ngày 28/11/2023, Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã tiến hành kiểm tra định kỳ tiến độ thực hiện đề tài “Phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi giá trị tại các xã miền núi tỉnh Bình Thuận”. Đề tài do Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam là đơn vị chủ trì và TS. Đào Minh Sô làm chủ nhiệm đề tài. Đề tài sẽ được triển khai trong 36 tháng với mục tiêu phục tráng giống lúa Mẹ và xây dựng mô hình canh tác hữu cơ theo chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị kinh tế của giống lúa mẹ và cải thiện đời sống người dân các xã miền núi tỉnh Bình Thuận.

          Đến thời điểm kiểm tra, đơn vị chủ trì đã hoàn thành việc chọn lọc hỗn hợp lúa Mẹ làm vật liệu nghiên cứu; Gieo cấy ruộng vật liệu, chọn vật liệu lúa Mẹ G0 và đang bắt đầu tiến hành thí nghiệm chọn lọc phục tráng giống lúa Mẹ thế hệ G1 tại Trại giống lúa Ma Lâm thuộc Trung tâm giống Nông nghiệp Bình Thuận; đồng thời tiến hành các thí nghiệm xác định ảnh hưởng của phân hữu cơ và thời điểm gieo cấy đến lúa Mẹ tại xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình.

Được biết, giống lúa Mẹ được đồng bào dân tộc Raglai và K’ho sinh sống tại các xã miền núi, vùng cao huyện Bắc Bình (Phan Lâm, Phan Sơn, Phan Điền, Song Bình, ...) rất quí trọng và các già làng xem việc giữ gìn nó như là nhiệm vụ thiêng liêng. Sau vụ gieo trồng thì người đồng bào lưu giữ một lượng giống nhất định để trồng lại vào mùa vụ năm sau. Lúa Mẹ khi nấu cơm, hạt gạo sẽ nở to, xốp, có vị ngọt, thơm. Giống lúa Mẹ có sức sống rất mạnh mẽ và hạt gạo có màu trắng sữa đặc trưng và khác biệt với các giống lúa khác. Tuy vậy, hiện nay chỉ có một số ít hộ đồng bào còn gieo trồng lúa Mẹ trên diện tích nhỏ vì tập quán canh tác bản địa và việc trồng trọt qua nhiều thế hệ dẫn đến sự phân ly, thoái hóa nguồn gen, làm cho năng suất và chất lượng đều sụt giảm rõ rệt. Vì vậy công tác bảo tồn và cải tiến kỹ thuật canh tác để tăng hiệu quả sản xuất là vấn đề rất cấp thiết.

Một số hình ảnh tại buổi kiểm tra:

anh tin bai

 

anh tin bai

 

Duy Linh

Tin khác
1 2 3 4 5  ... 

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang