Kết quả triển khai “Chương trình Ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2016-2020” năm 2019
- Đơn vị thực hiện: Trung
tâm Thông tin và Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Thuận
- Tổng kinh phí thực hiện: 182.000.000 đồng.
Kết quả triển khai thực hiện:
1. Hỗ trợ đào
tạo, tập huấn, hội nghị, hội thảo về ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:
-
Tập huấn:
+ Tổ chức 04 lớp tập huấn kết hợp tham
quan thực tế mô hình tại Khu thực nghiệm Ứng dụng Công nghệ sinh học: Trung tâm
đã biên soạn và in ấn 120 quyển tài liệu Kỹ thuật trồng măng tây tím và phối hợp với Hội nông dân Tỉnh, Tỉnh Đoàn tổ
chức 04 lớp tập huấn kỹ thuật kết hợp tham quan mô hình thực tế tại nhà
kính Khu thực nghiệm cho 120 lượt nông
dân, thanh niên nông thôn từ ngày 10/12/2019 đến ngày 13/12/2019.
+ Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với phòng
Kinh tế và Hạ tầng các huyện Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Bắc Bình,
Phú Quý tổ chức tập huấn 13 lớp cho khoảng 650 nông dân với các nội dung “Kỹ
thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ đạt hiệu quả cao”; “Kỹ thuật sản xuất
nước uống lên men trái thanh long quy mô hộ gia đình”; “Kỹ thuật trồng măng tây”;
“Kỹ thuật nuôi gia súc, gia cầm theo hướng an toàn sinh học”; “Kỹ thuật nuôi gà
Ai Cập”; “Kỹ thuật trồng và chăm sóc thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP”; “Kỹ
thuật chăn nuôi heo theo hướng an toàn sinh học”; “Ứng dụng công nghệ năng
lượng mặt trời phục vụ sản xuất và đời sống”; “Giải pháp thực hiện tiết kiệm
trong sử dụng điện”; “Kỹ thuật trồng nấm rơm trong nhà, trồng nấm linh chi tận
dụng phế thải nấm linh chi trồng nấm rơm và sản xuất phân vi sinh cho người dân”.
Hình 1. Tập huấn cho nông dân.
-
Hội thảo:
Ngày 22/11/2019 Trung tâm
đã tổ chức 01 hội thảo tập huấn cho người dân về phương pháp trồng rau thủy
canh theo phương pháp hữu cơ. Số lượng người dân tham gia là 30 học viên. Các
học viên đã có dịp nắm bắt, tiếp thu kỹ thuật cũng như trao đổi kiến thức về
trồng rau thủy canh, cũng như tham quan trực tiếp mô hình trình diễn tại Trung
tâm.
Hình 2: Hội thảo trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hữu cơ
2. Hỗ trợ xây
dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ:
Năm 2019, Trung tâm đã triển khai
02 mô hình kết quả như sau:
- Mô hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hữu cơ:
+ Đã trồng và thu hoạch 05 vụ rau
ăn lá bằng phương pháp hữu cơ có đối chứng với phương pháp vô cơ tại Trung tâm.
+ Đã tổ chức 01 cuộc Hội thảo tập
huấn cho người dân về phương pháp trồng rau thủy canh hữu cơ.
+ Sau quá trình trồng thử nghiệm
qua 05 vụ trồng đã đưa ra được công thức tối ưu cho phương pháp. Kết quả cho
thấy trồng rau thủy canh theo phương pháp hữu cơ là có tính khả thi cao, có thể
áp dụng rộng rãi.
Hình 3: Mô
hình trồng rau ăn lá bằng phương pháp thủy canh hữu cơ
- Mô hình trồng măng tây tím:
+ Hoàn thành xây dựng mô hình thử nghiệm trồng măng
tây tím.
+ Hoàn thành tổ chức 4 buổi hội thảo với 120 người
tham dự là nông dân và đoàn viên.
Các mô hình này tạo điều kiện cho nông
dân có cơ hội ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất nông nghiệp,
nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, đồng thời đây cũng là các mô hình mẫu
giúp nông dân tại địa phương tham quan học tập, ứng dụng trong sản xuất.
Hình 4: Mô
hình trồng măng tây tím
3. Hỗ trợ tham quan
học tập kinh nghiệm cho nhân dân:
Để các doanh nghiệp và nông dân trên địa bàn tỉnh có
điều kiện tiếp cận với các mô hình sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao, Trung
tâm đã liên hệ và tổ chức cho 25 doanh nghiệp và nông dân tham quan các cơ sở sản xuất giống ghép và mô hình cây ăn
quả tại Cần Thơ và Tiền Giang
để học tập kinh nghiệm và phát triển sản xuất (từ ngày 11/9/2019 đến ngày 13/9/2019). Cụ thể:
a. Tham quan mô hình trồng bưởi
da xanh tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Thời gian: 7h30
- 9h30 ngày 12/09/2019
Trung
tâm đã tổ chức và hướng dẫn cho đoàn tham quan mô hình trồng bưởi da xanh
tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền,
Thành phố Cần Thơ. Đây là mô hình trồng bưởi da xanh tiêu biểu trên địa bàn
huyện; luôn đạt năng suất, chất lượng cao trong nhiều năm. Trong quá trình tham
quan, cán bộ nông nghiêp của địa phương và chủ mô hình đã hướng dẫn cho đoàn
những kiến thức cơ bản về kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại
trên cây bưởi da xanh; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm trong quá
trình canh tác để mô hình đạt hiệu quả cao.
Hình 5: Một số hình ảnh tham quan mô hình trồng bưởi da xanh
b. Tham quan mô hình trồng nhãn
Ido tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ
Thời gian: 9h30
- 11h30 ngày 12/09/2019
Sau
khi tham quan mô hình trồng bưởi da xanh, Trung tâm tiếp tục hướng dẫn đoàn
tham quan mô hình trồng nhãn ido tại
xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ. Nhãn ido là giống nhãn
thích nghi tốt với nhiều loại đất, có năng suất, chất lượng cao, hiện đang được
thị trường ưa chuộng. Đặc biệt, đây là giống nhãn kháng được bệnh chổi rồng,
nên hiện nay được bà con chọn trồng để thay thế nhãn tiêu da bò. Trong quá
trình tham quan trực tiếp mô hình, cán bộ nông nghiêp của địa phương và chủ mô
hình đã giới thiệu cho đoàn tham quan về đặc điểm, năng suất, chất lượng, hiệu
quả kinh tế,… của giống nhãn ido; đồng thời trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm
trong quá trình canh tác.
Hình 6: Một số hình ảnh tham quan mô
hình trồng nhãn ido
c. Tham quan Viện Cây ăn quả miền Nam
Thời gian: 7h30
- 11h00 ngày 13/09/2019
Sau khi tham quan 2 mô
hình trồng cây ăn quả tại TP. Cần Thơ, ngày 13/09/2019, Trung tâm đã tổ chức và
hướng dẫn cho đoàn tham quan mô hình sản xuất giống ghép (gồm: măng cụt, sầu
riêng, xoài, nhãn, cây có múi,…) và mô hình trồng thanh long leo giàn tại Viện
Cây ăn quả Miền Nam. Tại đây, đoàn tham quan đã được cán bộ của Viện giới thiệu
về mô hình trồng thanh long leo giàn; đây là mô hình giúp tận dụng tối đa diện
tích đất sản xuất, thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch và cho năng suất cao.
Đồng
thời, đoàn cũng được giới thiệu nhiều giống cây ăn quả mới do Viện nghiên cứu,
đây đều là các giống cây có nhiều ưu điểm và có hiệu quả kinh tế cao. Các doanh
nghiệp và nông dân tham gia cũng được hướng dẫn những kiến thức cơ bản về quy
trình sản xuất giống ghép các loại cây ăn quả.
Hình
7: Một số hình ảnh tham quan tại Viện Cây ăn quả Miền Nam
Chuyến tham quan đã đạt được những thành công tốt đẹp, đáp ứng được nhu
cầu thực tế của người dân về học tập, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học
công nghệ vào sản xuất nông nghiệp. Giải quyết một số khó khăn cho các tổ chức,
cá nhân trong việc liên hệ tham quan, học tập các mô hình sản xuất nông nghiệp.
Qua
chuyến tham quan các doanh nghiệp và nông dân đã có cơ học tập, trao đổi thêm
nhiều kinh nghiệm trong sản xuất cây ăn quả; tiếp thu được nhiều công nghệ mới
cũng như một số giống cây trồng đang có tiềm năng. Từ đó, nhận thấy được những
hiệu quả thiết thực và mong muốn được tạo điều kiện để tham gia nhiều hơn nữa
các chuyến tham quan với nội dung đa dạng, phong phú, nhằm áp dụng vào thực
tiễn sản xuất tại địa phương, phát triển kinh tế.
Trung tâm Thông tin & Ứng dụng tiến bộ KHCN báo cáo