Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Chương trình Ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Thuận năm 2025 giai đoạn 2021 - 2025
Lượt xem: 255
Một trong những nội dung quan trọng của chương trình này là việc lựa chọn các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án về lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ...

Một trong những nội dung quan trọng của chương trình này là việc lựa chọn các kết quả nghiên cứu từ các đề tài, dự án về lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật - công nghệ... có giá trị ứng dụng rộng rãi, tổ chức xây dựng các mô hình mẫu để người dân tham quan, học tập kinh nghiệm, từ đó, nhân rộng vào thực tiễn. Năm 2024, Trung tâm đã xây dựng 02 mô hình tại Khu thực nghiệm Công nghệ sinh học thuộc Trung tâm và cũng đã đạt được thành công:

Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa lê theo hướng công nghệ cao: Xây dựng mô hình trồng dưa lê giống Kim Hoàng Hậu diện tích 1000 m2, sử dụng ong để thụ phấn. 

 

anh tin bai

Mô hình trồng rau thủy canh theo tiêu chuẩn VietGAP có quy mô 1.000 m2, chủ yếu là các loại rau ăn lá. Sản phẩm rau (gồm 11 loại) đã được cấp giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp tiêu chuẩn VietGAP.

Qua 2 mô hình trên, Trung tâm cũng tổ chức 02 buổi hội thảo đầu bờ trình diễn cho người dân tham quan, học tập kinh nghiệm, nhân rộng mô hình cho nông dân 2 xã Phong Nẫm và Hàm Liêm (khoảng 50 cá nhân).

Nhằm tập huấn kỹ thuật, phổ biến các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đời sống cho các tổ chức và cá nhân, Trung tâm đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh và Tỉnh đoàn Bình Thuận tổ chức 6 lớp tập huấn cho 300 nông dân và đoàn viên 5 huyện Tuy Phong, Bắc Bình, Hàm Tân, La Gi, Tánh Linh với các nội dung: Giới thiệu một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao; Kỹ thuật trồng tre tứ quý lấy măng; Kỹ thuật trồng mới và cải tạo vườn điều năng suất thấp.

Để nâmg cao chất lượng đội ngũ cán bộ kỹ thuật làm công tác ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, Trung tâm đã cử 06 viên chức tham gia đào tạo nội dung kỹ thuật chẩn đoán bệnh trên dưa lưới và rau màu do Viện nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đào tạo. 

 

Hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, thực hiện chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất tại doanh nghiệp và các địa phương 

Ứng dụng, chuyển giao khoa học công nghệ là 1 trong những chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm. Trong năm qua, với sự nỗ lực của tập thể viên chức, người lao động, Trung tâm đã triển khai tương đối nhiều nhiệm vụ khoa học công nghệ từ cấp Trung ương đến cơ sở. Có thể kể đến như:

Trung tâm đang triển khai 01 nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia thuộc chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ KHCN thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 – 2025 : Dự án “Xây dựng mô hình trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps militaris) và mô hình trồng nấm rơm (Volvariella volvaceae) trong nhà cho các hộ dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Thuận”. Dự án đang triển khai theo đúng tiến độ.  

Trung tâm cũng đang thực hiện 01 đề tài cấp tỉnh Xây dựng mô hình quản lý, phát triển các nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận”: Đề tài triển khai đúng tiến độ .  Sau khi tổ chức các Hội nghị khoa học lấy ý kiến hoàn thiện quy chế quản lý nội bộ, quy chế quản lý bên ngoài cho các nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng tem cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận, Trung tâm đã tham mưu UBND các huyện ban hành quy chế quản lý nội bộ, quy chế quản lý bên ngoài cho các nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng tem cho các sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận.

Trong năm 2024, Trung tâm đã và đang thực hiện 10 đề tài cấp cơ sở (trong đó 03 Đề tài đã nghiệm thu) gồm: Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi ếch thương phẩm trong bể bạt tại huyện Tánh Linh” (đã nghiệm thu); Đề tài “Xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Nam” (đã nghiệm thu); Đề tài “Xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Bắc” (đã nghiệm thu); Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín (trồng cỏ, nuôi bò, nuôi trùn quế) tại thị xã La Gi”; Đề tài “Xây dựng mô hình trồng tre tứ quý lấy măng tại huyện Hàm Thuận Nam”; Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Đức Linh”; Đề tài “Xây dựng mô hình nuôi chim bồ câu Pháp theo hướng an toàn sinh học gắn với chuỗi liên kết và tiêu thụ sản phẩm tại huyện Bắc Bình”, và Đề tài “Tạo lập nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP tại huyện Bắc Bình”.

Ngoài ra, Trung tâm đang thực hiện 04 đề tài cấp cơ sở tại tỉnh Lâm Đồng: Đề tài “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Hạt điều Đạ Huoai” cho sản phẩm Hạt điều của huyện Đạ Huoai” và đề tài “Tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu chứng nhận “Sầu Riêng Đam Rông” của huyện Đam Rông”; Đề tài Tạo lập, quản lý, phát triển nhãn hiệu “Dứa mật Đam Rông”; Đề tài Xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm Bánh tráng làng tày – Đam Rông.

Nhìn chung các dự án đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong việc đưa các ứng dụng tiến bộ KHCN đến người dân, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa và luôn được người dân địa phương quan tâm. Thông qua việc triển khai dự án đã góp phần nâng cao chất lượng sống của người dân và hỗ trợ người dân tiếp cận công nghệ, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đã phối hợp rất tốt với Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Hàm Tân, tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao KHCN cho khoảng 100 nông dân, thanh niên với các nội dung: Kỹ thuật trồng một số rau, củ, quả mini có giá trị dinh dưỡng cao quy mô hộ gia đình; Kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên cây thanh long.

Trung tâm đã tổ chức 04 hội thảo cho khoảng 190 nông dân tham quan học tập kinh nghiệm các mô hình sản xuất nông nghiệp như: Mô hình “Xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình tại huyện Hàm Thuận Nam; Mô hình Xây dựng mô hình trồng rau thủy canh quy mô hộ gia đình” tại xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc”; Mô hình “Xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn khép kín (trồng cỏ, nuôi bò, nuôi trùn quế) tại thị xã La Gi”; Mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa lê theo hướng công nghệ cao; mô hình trồng rau thủy canh theo tiêu chuẩn VietGAP;

Nhìn chung, thông qua công tác tập huấn, hội thảo đã cung cấp cho các tổ chức, cá nhân những kiến thức, kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và sản xuất bền vững. Sau các lớp tập huấn, người dân đã chủ động áp dụng những kiến thức vào thực tiễn sản xuất. Người dân được tham quan các mô hình sản xuất thực tế, được trao đổi kinh nghiệm và tự đánh giá hiệu quả của mô hình tại khu sản xuất. Điều này đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào thực tiễn.

Tin khác
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang