Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Quy định về quản lý chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030
Lượt xem: 281
Ngày 11 tháng 6 năm 2021, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Thông tư số 03/2021/TT-BKHCN quy định quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 7 năm 2021) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24 tháng 12 năm 2021.

Thông tư được ban hành phù hợp với các quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn về xác định nhiệm vụ; tuyển chọn, phê duyệt nhiệm vụ; quản lý, kiểm tra, đánh giá nghiêm thu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Đồng thời đã khắc phục một số hạn chế của các quy định về quản lý Chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016-2020 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia Chương trình của các chủ thể và bảo đảm Chương trình được tổ chức triển khai khả thi và hiệu quả ở cả Trung ương và địa phương, như: Bổ sung nội dung hỗ trợ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho doanh nghiệp nhằm phù hợp với thực tiễn triển khai, nhu cầu của các địa phương, quán triệt quan điểm lấy doanh nghiệp làm trung tâm phục vụ, đổi mới sáng tạo; Lảm rõ khái niệm nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ KH&CN thuộc Chương trình để thuận tiện cho việc tổ chức thực hiện, áp dụng…

Nguyên tắc quản lý Chương trình: Bảo đảm công khai, minh bạch; Các nhiệm vụ được triển khai theo đúng mục tiêu, nội dung và không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể quyền khác; Sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả, không lãng phí, tuân thủ Luật Ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành

Trong đó, nhiệm vụ thuộc Chương trình bao gồm các nhiệm vụ thường xuyên: Hỗ trợ đăng ký bảo hộ ở trong và ngoài nước đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu và đăng ký bảo hộ, công nhận giống cây trồng mới; Biên soạn, phát hành tài liệu về sở hữu trí tuệ và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình: Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp bộ và cấp tỉnh sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của Nhà nước thông qua tuyển chọn hoặc giao trực tiếp để thực hiện.

Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình phải đảm bảo các yêu cầu: Có tính cấp thiết, phù hợp với mục tiêu, nội dung Chương trình; Kết quả, sản phẩm đầu ra có tác động tới sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ của ngành, lĩnh vực, địa phương; kết quả, sản phẩm được áp dụng thực tiễn hoặc giải quyết các vấn đề về lý luận, khoa học, thực tiễn trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ; Có tính bền vững và có khả năng duy trì, nhân rộng kết quả sau khi kết thúc; Không trùng lặp với nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã và đang thực hiện, không xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của chủ thể khác; Thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình tối đa là 36 tháng. Đối với nhiệm vụ phức tạp về chuyên môn, có sự tham gia của nhiều tác nhân trong chuỗi liên kết bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ hoặc do điều kiện khách quan ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện thì có thể kéo dài hơn nhưng không quá 60 tháng.

Thông tư quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Tổ chức thực hiện Chương trình theo phân công của Thủ tướng Chính phủ tại khoản 5 Điều 2 Quyết định số 2205/QĐ-TTg; Tổ chức quản lý các hoạt động chung, nhiệm vụ thường xuyên và các nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc Chương trình theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ và các văn bản hướng dẫn thi hành; Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ.

Ngoài ra, Thông tư quy định trình tự thủ tục tuyển chọn, giao trực tiếp nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc chương trình; ký hợp đồng, kiểm tra và điều chỉnh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ; đánh giá, nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ,…/.

QU.THỊNH


ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang