Một vài vướng mắc tại Quyết định 1765/QĐ-UBND ngày 14/7/2021 về ban hành Quy chế đánh giá, công nhận hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, Đề tài NCKH làm căn cứ đề nghị xét, tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” và các hình thức khen thưởng khác…
Câu 1. Sở, ngành, địa phương áp dụng thực hiện
QĐ 1765/UBND này luôn hay phải ban hành Quy chế riêng trên cơ sở căn cứ QĐ
1765/UBND này?.
TRẢ
LỜI:
Căn
cứ tại khoản 1, Điều 12 QĐ 1765 “Thủ trưởng các sở, ban, ngành, các tổ chức,
doanh nghiệp có trách nhiệm chỉ đạo phòng chuyên môn triển khai Quy chế này và
báo cáo kết quả thực hiện về Sở trước ngày 10/12 hàng năm”. Do vậy, việc triển
khai quy chế 1765 tuỳ thuộc vào mỗi cơ quan, đơn vị không quy định phải xây dựng
quy chế riêng.
Trước giờ, Sở đã có ban hành quy chế
xét, công nhận sáng kiến (trong đó Quyết
định công nhận sáng kiến thì tại kết quả có để xếp loại A, B, C) để phục vụ
cho công tác thi đua khen thưởng (ban
hành theo yêu cầu qua đợt kiểm tra của Ban Thi đua - khen thưởng tỉnh trong năm
2018 là Sở phải ban hành quy chế riêng của Sở để Giám đốc Sở công nhận các sáng kiến từ Sở đến
cơ sở để phục vụ cho công tác thi đua, khen thưởng; chứ Ban TĐKT tỉnh không đồng ý kết quả xét, công nhận sáng kiến của các
cơ quan, đơn vị trực thuộc Sở theo QĐ 21/UBND mà để phục vụ cho công tác thi
đua, khen thưởng) và kết quả công nhận sáng kiến hàng năm của Sở gửi
kèm với hồ sơ đề nghị tỉnh khen thưởng đều được Ban TĐKT tỉnh và tỉnh chấp nhận;
kể cả gửi hồ sơ khen cấp nhà nước. Do đó, việc đánh giá, công nhận mức
độ ảnh hưởng của sáng kiến, Đề tài NCKH theo QĐ 1765/UBND này (theo
Điều 4) có đảm bảo hồ sơ khi gửi qua Ban TĐKT tỉnh không, vì các PL kèm
theo QĐ 1765/UBND này không có thấy thể hiện kết quả xếp loại A, B, C mà Ban
TĐKT cần.
Căn cứ theo tại khoản 1, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 12/2019/TT-BNV
ngày 04/11/2019 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số
91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật thi đua, khen thưởng.
Căn
cứ Điều 4 QĐ 1765 Tiêu chí đánh giá, công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến,
đề tài.
Do
vậy việc công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài sẽ không thực hiện xếp
loại A,B, C mà chỉ thực hiện đánh giá Đạt
hoặc Không đạt.
Được biết, hiện nay Sở Nội vụ cũng đang tham mưu
chuẩn bị ban hành hướng dẫn về thực hiện công tác thi đua khen thưởng theo TT
01/2019
Câu 2. Tại trang 1, Điều 2: “1. Sáng kiến:
Là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng
dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác đã được
công nhận không quá 36 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị xem xét, đánh giá,
công nhận mức độ ảnh hưởng.” ->
cơ quan nào công nhận (Sở công nhận hay đơn vị thuộc Sở công nhận theo QĐ
21/UBND).
TRẢ LỜI:
Đối
với công nhận sáng kiến được căn cứ:
-
Tại khoản 1, Điều 6 Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND: “ Tác giả sáng kiến có thể
yêu cầu công nhận sáng kiến tại các cơ sở sau đây: a) Tại cơ sở là chủ đầu tư tạo
ra sáng kiến; b) Tại cơ sở được tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa
thuận giữa hai bên, với điều kiện chủ đầu tư tạo ra sáng kiến từ chối công nhận
sáng kiến và không có thỏa thuận khác với tác giả sáng kiến; c) Tại cơ sở được
tác giả sáng kiến chuyển giao sáng kiến theo thỏa thuận giữa hai bên, trong trường
hợp tác giả sáng kiến đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.”
-
Tại khoản 5, Điều 8 Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND quy định: việc xét công nhận
sáng kiến do người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến quyết định.
Ví
dụ: - tác giả sáng kiến thuộc đơn vị trực
thuộc Sở thì sẽ do Thủ trưởng đơn vị thuộc Sở xét công nhận sáng kiến quyết định
- tác giả sáng kiến là công chức
thuộc Khối Văn phòng Sở thì sẽ do Giám đốc Sở xét công nhận sáng kiến quyết định
Câu 3. Tại trang 2, Điều 2: “4. Sáng kiến,
đề tài có phạm vi ảnh hưởng cơ sở: Sáng kiến, đề tài có khả năng ứng dụng và
mang lại lợi ích thiết thực cho sản xuất, đời sống, công tác tại ít nhất
02 phòng, ban, đơn vị thuộc cơ quan cấp cơ sở.” -> hiện nay, mỗi cơ
quan, đơn vị do sắp xếp, tinh gọn bộ máy nên đa số đều có khoản 2 phòng;
Ví dụ: Phòng hành
chính và Phòng chuyên môn thì làm sao sáng kiến của Phòng hành chính (được công
nhận theo QĐ 21/UBND) mà bắt Phòng chuyên môn phải thực hiện, cụ thể là sáng kiến
về lĩnh vực tài chính, kế toán.
TRẢ LỜI: phòng hành chính (được hiểu ở đây là phòng thuộc Khối Văn phòng Sở) chuyển
giao sáng kiến về lĩnh vực tài chính, kế toán cho ít nhất 02 đơn vị trực thuộc Sở
hoăc đơn vị ngoài Sở áp dụng
Câu 4. Tại trang
6, Điều 8:
“4. Hội đồng quyết định kết quả đánh giá trên cơ sở tổng hợp điểm hiệu quả,
ý kiến đánh giá phạm vi ảnh hưởng của các thành viên có mặt tại cuộc họp và có
phiếu đánh giá hợp lệ.” -> vậy thành viên vắng mặt thì sao?, có phải gửi để
lấy phiếu bổ sung cho đủ số lượng thành viên Hội đồng không?.
TRẢ
LỜI:
-
Nếu thành viên hội đồng vắng mặt sẽ không thực hiện lấy phiếu bổ sung, phiếu kết
quả chỉ được tính theo số lượng thành viên Hội đồng hiện có.
Tuy nhiên số lượng thành viên hội đồng phải thực
hiện đúng theo quy định tại khoản 2, Điều
8 Quyết định 1765 “Cuộc họp phải có mặt ít nhất 2/3 (hai phần ba) số lượng
thành viênHội đồng. Đối với Hội đồng có 3 thành viên, cuộc họp phải có mặt đầy
đủ 3thành viên”
Câu 5. Tại trang 7, Điều 8: “6. Trường
hợp thành
viên của Hôị đồng là tác giả, đồng tác giả có sáng kiến, đề tài
yêu cầu đánh giá mức độ ảnh hưởng sẽ không được đánh giá và bỏ phiếu cho
sáng kiến, đề tài đó.” -> Ví dụ: HĐ có 6 người mà trong đó có 2
người có cùng sáng kiến (đồng tác giả) thì tính phiếu sao đây (chẳng lẽ lấy phiếu
của 4 người còn lại hay là phải lập riêng HĐ chỉ để xét cho sáng kiến này???).
Mình không để họ bỏ phiếu thì tính phần trăm để đạt trên 80% thành viên HĐ có mặt
như thế nào đây?.
TRẢ LỜI:
Nếu thành viên của Hội đồng là
tác giả, đồng tác giả thì sẽ không mời thành viên đó tham dự làm thành viên Hội
đồng
Câu 6. Tại trang 7, Điều 9: “c) 01 Bản photo Giấy
chứng nhận sáng kiến hoặc Quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài
của cấp có thẩm quyền.” -> là sao? Có
phải đơn vị trực thuộc Sở xét, công nhận sáng kiến theo QĐ 21/UBND, giờ gửi lên
Sở để đánh giá, công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, Đề tài NCKH theo QĐ
1765/UBND -> tuy nhiên, việc này nên
xem xét lại theo giải thích tại điểm 1
nêu trên.
TRẢ
LỜI:
- “c) 01 Bản photo Giấy
chứng nhận sáng kiến hoặc Quyết định công nhận kết quả thực hiện đề tài
của cấp có thẩm quyền.” theo quy định tại
khoản 5, Điều 8 Quyết định số 21/2014/QĐ-UBND việc xét công nhận sáng kiến
do người đứng đầu cơ sở xét công nhận sáng kiến quyết định. ( đã giải thích cụ
thể tại câu 2).
- Tại khoản 2, Điều 9 QĐ 1765 quy định “Hồ sơ đề
nghị đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài làm căn cứ xét, công nhận
Danh hiệu thi đua cơ sở và các hình thức khen thưởng theo công trạng, thành
tích gửi về Thường trực Hội đồng Cơ quan cấp cơ sở (trước ngày 30
tháng 11 hàng năm) đối với ngành Giáo dục và Đào tạo (trước ngày 15
tháng 7 hàng năm). Tức là: Hồ sơ phục vụ xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của
sáng kiến, đề tài của đơn vị trực thuộc sẽ gửi về Sở ( tại Sở sẽ thành lập hội
đồng xét công nhận mức độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài của các phòng, đơn vị
thuộc Sở)
Câu 7. Tại trang 8, Điều 14: “Trong trường
hợp Giấy
xác nhận sáng kiến, đề tài đã được ban hành nhưng phát hiện gian dối,
vi phạm trong kê khai, lập hồ sơ, Thư ký Hội đồng có trách nhiệm tham mưu Người
đứng đầu cơ quan cấp cơ sở ban hành Quyết định hủy bỏ Giấy xác nhận đã được
công nhận.” -> ở đây là Giấy chứng nhận (theo QĐ 21/UBND)
hay là Giấy xác nhận (theo QĐ 1765/UBND này). Theo đọc hiểu có thể đây
là Giấy
chứng nhận (theo QĐ 21/UBND).
TRẢ LỜI
“Trong trường hợp Giấy xác nhận sáng kiến,
đề tài đã được ban hành nhưng phát hiện gian dối, vi phạm trong kê khai, lập hồ
sơ, Thư ký Hội đồng có trách nhiệm tham mưu Người đứng đầu cơ quan cấp cơ sở
ban hành Quyết định hủy bỏ Giấy xác nhận đã được công nhận.”. Giấy xác nhận
được nêu ở đây là nằm trong nội dung thành phần hồ sơ phục vụ xem xét, đánh giá mức
độ ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài. Do vậy Giấy chứng nhận
theo QĐ 21/UBND.