Cải cách hành chính
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
Hội thảo Phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số giai đoạn 2022 – 2025 định hướng 2030 tại tỉnh Đồng Nai
Lượt xem: 306
Sáng ngày 27/4 tại Hội trường Sở Khoa học và Công nghệ Đồng Nai tổ chức Hội thảo Phát triển tài sản trí tuệ trong kỷ nguyên số giai đoạn 2022 – 2025 định hướng 2030 tại tỉnh Đồng Nai. Tham dự hội thảo có ông Đoàn Tấn Đạt – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì hội thảo cùng với sự tham dự của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương trong và ngoài tỉnh. Về phía Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận có ông Nguyễn Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở cùng với cán bộ phụ trách về sở hữu trí tuệ của Sở tham dự Hội thảo.

Ông Nguyễn Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ trình bày tham luận

 

Triển khai nhiệm vụ chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận năm 2030, ông Nguyễn Hoài Trung – Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận đã trao đổi tại Hội thảo: Để đạt được các mục tiêu đã nêu trong Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 sẽ triển khai tập trung vào các nhiệm vụ, giải pháp như: (1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cổ động về phát triển tài sản trí tuệ  của tỉnh với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, nhằm nâng cao nhận thức về mục  đích, ý nghĩa của chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, động viên nhân dân hăng hái tham gia lao động sản xuất, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; (2) Tổ chức hội thảo, hội nghị, tọa đàm, cuộc thi, triển lãm, sự kiện truyền thông về sở hữu trí tuệ và văn hóa sở hữu trí tuệ trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và xây dựng ý thức, trách nhiệm tôn trọng và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích thực hiện theo phương thức truyền thông lan tỏa và truyền thông trong môi trường số; (3) Tiếp tục hỗ trợ các địa phương xây dựng, quản lý và phát triển các NHCN, NHTT sử dụng yếu tố địa danh cho các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh. Hỗ trợ các địa phương đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm, dịch vụ lợi thế, chủ lực của địa phương và các sản phẩm gắn với Chương trình OCOP; (4) Hỗ trợ thành lập các tổ chức dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ, chú trọng phát triển các trung tâm tư vấn về sở hữu trí tuệ trong các trung tâm nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng; (3)Hỗ trợ các địa phương phát triển, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Giới thiệu, quảng bá và triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại khác nhằm khai thác, phát triển giá trị các tài sản trí tuệ; (4) Hỗ trợ cơ sở, doanh nghiệp đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể; (5)Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi xâm phạm quyền SHTT, đặc biệt chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh các sản phẩm đặc trưng thế mạnh của tỉnh nhằm bảo vệ danh tiếng và thương hiệu các nhãn hiệu mang yếu tố địa danh đã được bảo hộ.

Các đại biểu tham dự Hội thảo

 

Hội thảo đã được đại diện lãnh đạo các Sở Khoa học và Công nghệ tại địa phương chia sẽ những kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chương trình phát triển tài sản trí tuệ giai đoạn 2016 – 2020, đồng thời triển khai chương trình phát triển tài sản trí tuệ trong kỹ nguyên số giai đoạn 2022 – 2025 định hướng 2030./.

Huỳnh Phượng

Tin khác
1 2 

ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang