Những điều doanh nghiệp cần quan tâm khi đăng ký nhãn hiệu
09/08/2023
Lượt xem: 346
Nhãn
hiệu là một trong những tài sản quan trọng của doanh nghiệp. Việc đăng ký nhãn
hiệu giúp bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp và là công cụ để các doanh nghiệp
phát triển sản phẩm, giúp người tiêu dùng lựa chọn những sản phẩm đảm bảo về nguồn
gốc và chất lượng sản phẩm, biết đâu là sản phẩm chính hãng của doanh nghiệp. Nhãn
hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá của các nhà sản xuất, kinh doanh
khác nhau. Giá trị gia tăng mà nhãn hiệu mang lại cho các cá nhân, tổ chức,
doanh nghiệp, xã hội ngày càng cao. Đăng ký nhãn hiệu là một trong những biện
pháp góp phần phát triển giá trị của các sản phẩm, tạo dựng thương hiệu bền vững
cho các sản phẩm của doanh nghiệp.
Nhãn hiệu tập thể Gạo Tánh Linh
Dưới
đây là những nội dung cần quan tâm trong công tác đăng ký nhãn hiệu.
-
Kiểm tra tính độc quyền của tên nhãn hiệu: Doanh nghiệp cần kiểm tra tính độc
quyền của tên nhãn hiệu trước khi đăng ký để tránh vi phạm bản quyền của nhãn
hiệu của người khác.
-
Chọn đúng loại nhãn hiệu: Nhãn hiệu gồm loại từ chữ, hình ảnh và kết hợp từ chữ
và hình ảnh. Doanh nghiệp cần chọn đúng loại nhãn hiệu phù hợp với sản phẩm của
mình và phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý nhãn hiệu.
Nhãn hiệu của nước mắm Biển
Rạng
Nhãn hiệu của Làng tre
Mũi Né
-
Đăng ký đầy đủ thông tin: Đăng ký đầy đủ thông tin về nhãn hiệu hỗ trợ cho quá
trình bảo vệ và quản lý nhãn hiệu của doanh nghiệp. Thông tin bao gồm tên nhãn
hiệu, loại hình, mô tả sản phẩm, vùng sản xuất, giấy chứng nhận kinh doanh và bản
quyền nhãn hiệu (nếu có).
-
Thời hạn đăng ký nhãn hiệu: Thời hạn đăng ký nhãn hiệu là 10 năm và có thể gia
hạn. Doanh nghiệp cần ghi nhớ thời hạn đăng ký nhãn hiệu của mình để có thể gia
hạn kịp thời và tránh mất quyền lợi.
-
Quản lý và bảo vệ nhãn hiệu: Sau khi đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo
hộ, doanh nghiệp cần quản lý và bảo vệ nhãn hiệu để tránh bị sao chép và vi phạm
bản quyền. Nếu phát hiện vi phạm, doanh nghiệp có thể yêu cầu kiểm tra và xử lý
hành vi vi phạm của bên vi phạm. (Doanh nghiệp có thể liên hệ với Sở Khoa học
và Công nghệ tại địa phương của nơi vi phạm đề nghị xử lý vi phạm pháp luật về
SHTT)
Trên
đây là một số nội dung cần quan tâm trong công tác đăng ký nhãn hiệu của doanh
nghiệp. Việc đăng ký và bảo vệ nhãn hiệu chính là cách giúp doanh nghiệp giữ vị
thế cạnh tranh trên thị trường và tạo sự tin tưởng cho người tiêu dùng về sản
phẩm của mình./.
Mọi thắc mắc có thể liên
hệ: Trung tâm Thông tin và Ứng dụng TB KHCN Bình Thuận – Số 341 Võ Văn Kiệt,
Phan Thiết, Bình Thuận – ĐT: 0252 3824632 để được tư vấn về đăng ký nhãn hiệu.
(Hình ảnh được lấy từ nền
tảng dữ liệu và dịch vụ sở hữu công nghiệp IPFLATFORM IPPLATFORM.GOV.VN)
NT