Kết quả hoạt động quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2023 của tỉnh Bình Thuận
02/04/2024
Lượt xem: 194
Trong năm 2023, Sở Khoa học và Công nghệ đã nỗ lực thúc đẩy hoạt động trên các mặt công tác, trong đó có các kết quả nổi bật như: Thực hiện quản lý và thực thi có hiệu quả pháp luật bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, quyền tác giả, quyền liên quan, giống cây trồng triển khai trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả tích cực theo đúng nội dung Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của UBND tỉnh đề ra. Các văn bản quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được ban hành tương đối hoàn thiện tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân thực hiện tốt và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các tổ chức, doanh nghiệp, cá
Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu tỉnh hỗ trợ các địa phương đăng ký bảo hộ 11 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm quốc gia, sản phẩm, dịch vụ lợi thế, chủ lực của địa phương và các sản phẩm gắn với Chương trình OCOP; Hỗ trợ Hiệp hội Thanh long Bình Thuận kinh phí thực hiện đăng ký bảo hộ gia hạn nhãn hiệu “Bình Thuận DRAGON FRUIT, hình” bảo hộ tại 8 quốc gia (gồm: Trung Quốc, Singapore, Anh, Pháp, Đức, Nhật, Hà Lan, Hàn Quốc) theo hiệp định Marid và duy trì bảo hộ chỉ dẫn địa lý tại Nhật Bản; Hỗ trợ cho Hiệp hội Nước mắm Phan Thiết đăng ký gia hạn nhãn hiệu “Phan Thiết Nước Mắm – Fish Sauce, hình” tại Thái Lan, Campuchia và Hoa Kỳ” thông qua việc triển khai nhiệm vụ cấp cơ sở của UBND thành phố Phan Thiết.
Công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền và phố biến kiến thức về SHTT được triển khai một cách tích cực, phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức, phần nào đáp ứng được nhu cầu của hệ thống và xã hội, góp phần quan trọng trong việc tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao về SHTT. Ngày càng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các sở, ban ngành, địa phương bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, nâng cao nhận thức về vai trò của SHTT đối với công chúng nói chung, cũng như tăng cường nhận thức về lĩnh vực SHTT cho phụ nữ nói riêng và nâng cao nhận thức của các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh trong việc sử dụng chỉ dẫn địa lý “Bình Thuận” cho quả thanh long và “Phan Thiết” cho sản phẩm nước mắm nhằm gia tăng giá trị, khẳng định thương hiệu cho các sản phẩm đặc trưng của Bình Thuận, đẩy mạnh phát triển các hoạt động đổi mới sáng tạo, chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030; Khai thác và quản lý các tài sản SHTT địa phương.
Công tác phát triển tài sản trí tuệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được Sở Khoa học và Công nghệ thúc đẩy hỗ trợ phát triển, khai thác hiệu quả chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể và sản phẩm gắn với Chương trình OCOP theo hướng hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm được bảo hộ theo chuỗi giá trị. Thông qua các nhiệm vụ khoa học và công nghệ được triển khai thực hiện tương đối đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực theo hướng khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ gắn với doanh nghiệp và phát triển theo chuỗi giá trị các sản phẩm có lợi thế, tiềm năng và có giá trị kinh tế cao của tỉnh, cụ thể: đang triển khai nhiệm vụ “Nghiên cứu xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu du lịch tỉnh Bình Thuận”; “Xây dựng mô hình quản lý, phát triển nhãn hiệu tập thể cho 07 sản phẩm OCOP tỉnh Bình Thuận” và đang thực hiện tuyển chọn nhiệm vụ “Xây dựng, quản lý và phát triển Nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng tại tỉnh Bình Thuận” và “Ứng dụng công nghệ nhiệt chuyển pha sản xuất đồ uống và thực phẩm chống lão hóa giàu calcium từ quả thanh long tại tỉnh Bình Thuận” thực hiện trong năm 2024; các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm OCOP; Hỗ trợ 03 doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thanh longh tham gia Đề án “Giải pháp truy xuất nguồn gốc điện tử cho các sản phẩm OCOP Bình Thuận, công nghiệp nông thôn tiêu biểu và đặc trưng thế mạnh tỉnh Bình Thuận”, đến nay đã có 10 sản phẩm làm từ trái thanh long của các cơ sở được tạo mã QR Code từ Đề án; Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh thanh long của tỉnh đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử ngành Công Thương 03 tỉnh Bình Thuận - Ninh Thuận - Lâm Đồng.
Các kết quả nêu trên, Sở Khoa học và Công nghệ luôn thúc đẩy hoạt động SHTT trở thành một công cụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong năm 2024 tiếp tục tổ chức thực hiện bám sát mục tiêu tại Kế hoạch số 4905/KH-UBND ngày 24/12/2019 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Chiến lược sở hữu trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030 và Quyết định số 645/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc phê duyệt Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Bình Thuận đến năm 2030./.
Huỳnh Phượng